0965 924 665

Điêu Khắc Tượng – Điêu Khắc Tượng Đá – Điêu Khắc Tượng Phật

dieu khac tuong bo tat

Điêu khắc tượng là loại hình nghệ thuật mang lại nhiều giá trị về cả vật chất và tinh thần. Điển hình có thể thấy các tác phẩm lịch sử như các bức tượng mang giá trị lịch sử, ý nghĩa chính trị, là biểu tượng mang tầm quốc gia, quốc tế.

Tượng là một tác phẩm điêu khắc nhằm thay thế một cách đại diện một người, một con vật, hoặc một sự kiện, thông thường thực hiện ở kích thước thật hoặc có thể lớn hơn phân biệt với tượng bán thân.

Hãy cùng tuongdaphatgiao.com tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc tượng qua bài viết dưới đây nhé!

Điêu khắc tượng và những thông tin cần biết

Từ lâu điêu khắc tượng là một loại hình nghệ thuật có giá trị thủ công mỹ nghệ được đánh giá rất cao. Ngày nay phần lớn không gian đều sử dụng tượng điêu khắc để trang trí. Các bức tượng có thể trang trí cho mọi không gian từ nhà ở đến các quán cafe và cả Đền Chùa, Nhà Thờ để làm nổi bật không gian.

Với các chất liệu khác nhau các bức tượng điêu khắc mang những nét đẹp tinh tế trong từng nét điêu khắc mang đến cho người dùng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc thông qua đôi bàn tay khéo léo uyển chuyển của các nghệ nhân.

Điêu khắc Tượng Quan Âm
Điêu khắc Tượng Quan Âm bằng đá

Chất liệu điêu khắc

Thường những chất liệu dùng để làm tượng như gỗ, đồng, đá,…Tùy vào mục đích sử dụng trang trí mà lựa chọn những mẫu tượng để trang trí cho phù hợp với không gian của mình.

Có thể kể đến như:

+ Đá: được hình thành từ các biến đổi địa chất.

+ Đồng: là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố, là kim loại dẻo có độ dẫn nhiệt và dẫn điện cao.

+ Gỗ: được khai chủ yếu từ cây cối, có các thành phần cơ bản như xenluloza, hemixenluloza, lignin và một số chất khác.

+ Gốm: được phát hiện ra khi con người phát minh ra lửa và rời khỏi hang để cất nhà, gốm lấy từ hợp chất đất sét, đất, bột, nước.

+ Thạch cao: là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm.

+ Xi măng: xi măng được tạo từ clinker, thạch cao thiên nhiên, phụ gia (vỏ sò, đất sét).

+ Cát: có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm các hạt đá, khoáng vật nhỏ và mịn.

+ Composite: là vật liệu rất được ưa chuộng hiên nay lại vật liệu tổng hợp từ polyme, kim loại, hợp kim, gốm hoặc cacbon.

Tham khảo thêm:  So Sánh Đá Pakistan Và Đá Granite Đen Ấn Độ

Các thể loại điêu khắc tượng

+ Loại tượng tròn: là các tác phẩm điêu khắc tồn tại bằng ba chiều trong không gian (cao, rộng, sâu), có thể chia thành các thể loại tượng như tượng chân dung, nhóm tượng, tượng trang trí nội ngoại thất.

+ Tượng đài: có thể là đầu tượng, tượng bán thân, tượng toàn thân hoặc cụm tượng. Các mẫu tượng này thường khắc họa các nhân vật lịch sử, ghi dấu chiến tích, biểu trưng cho các sự kiện lịch sử.

+ Phù điêu: có thể là phù điêu nổi, đắp, chạm khắc làm cho các mẫu tượng chìm nổi cao thấp trên một mặt phẳng bất kỳ.

Các phương pháp điêu khắc tượng

  • Tạc : Tượng chủ yếu được tạo trên vật liệu là chất rắn, gỗ, đá,.. dùng dụng cụ là đục để loại bỏ các phần thừa trên vật liệu đó. Có thể dùng đất nặn để tạo các hình tượng khác để lắp ráp vào hoặc có thể đúc thành khuôn.
  • Đúc: là sử dụng các khuôn mẫu có sẵn để tạo ra hình dạng giống như vậy, chất liệu chủ yếu là các chất lòng khi đổ vào khuôn và sau đó động đặc lại sẽ tháo lớp khuôn ra và thu được tác phẩm. Các vật liệu như đồng, thạch cao, xi măng, gang, nhựa, nhôm,..
  • Gò: phương pháp này dùng tác dụng nhiệt tác động trực tiếp lên tác phẩm để thay đổi hình dạng như mình mong muốn, các chất liệu gò là kim loại được cán mỏng.

Ý nghĩa của nghệ thuật điêu khắc tượng

  • Thể hiện tâm huyết, khối óc sáng tạo và sự lao động miệt mài của các nghệ nhân

Để có được những đường nét chạm trổ công phu trong một tác phẩm nghệ thuật sống động, các nghệ nhân đã phải làm việc miệt mài, không ngừng nâng cao kĩ năng và trau dồi sự sáng tạo của mình.

Những sản phẩm tượng điêu khắc thủ công đòi hỏi sự tỉ mẩn đến từng chi tiết nhỏ nhất, sự say mê, yêu nghề để có thể thổi hồn vào mỗi tác phẩm. Sự cống hiến của các nghệ nhân điêu khắc là một trong những điều rất đáng được phát huy và khích lệ để ngày một làm giàu, làm đẹp hơn cho đời sống tâm hồn của nhân loại.

  • Lưu giữ tình cảm của con người qua nhiều thế hệ

Đối với tượng điêu khắc danh nhân, các vị lãnh đạo, người có công với dân tộc, đó là sự gửi gắm lòng biết ơn, trân trọng và tôn thờ. Với tượng Phật, đó là sự gìn giữ tín ngưỡng, tôn giáo để đến đời sau không bị mai một.

  • Bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn bằng những tác phẩm mang lại giá trị tinh thần và ý nghĩa nhân văn cao đẹp

Dù với ý nghĩa gì thì những bức tượng điêu khắc cũng ẩn chứa giá trị tinh thần và ý nghĩa nhân văn cao đẹp, nhờ đó mà bồi đắp thêm tâm hồn của những người thưởng thức.

Chiêm ngưỡng một tác phẩm có hồn bằng sức lao động miệt mài, tâm hồn mỗi người cũng thêm phong phú, thêm nhân văn, đồng thời thêm nhiều kiến thức về văn hóa, lịch sử đáng quý.

  • Mang ý nghĩa ứng dụng cao trong đời sống

Các tác phẩm điêu khắc không đơn giản chỉ là sản phẩm nghệ thuật độc đáo để chiêm ngưỡng, bài trí trong nhà, thể hiện được vị thế và đẳng cấp của gia chủ mà còn có giá trị phong thủy và ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nhiều bức tượng được tạo ra là sự hiện diện cho một vị thánh, vị phật hay một thế lực siêu nhiên nào đó mà khi bày đặt trong nhà đồng nghĩa với việc thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với họ.

Nhiều bức tượng đặt trong nhà không chỉ để trang trí mà còn có tác dụng chống tà ma ngoại đạo xâm nhập, quấy nhiễu gia đạo và trấn trạch, đồng thời ngăn chặn được các nguồn năng lượng không tốt xâm nhập vào nhà, thu hút may mắn và tài lộc để thay đổi vận khí cho các thành viên trong gia đình.

Điêu khắc Tượng Bồ Tát
Điêu khắc Tượng Bồ Tát

Tham khảo thêm:  Tượng đá mỹ nghệ – Nghệ thuật? Cơ sở sản xuất tượng đá nghệ thuật uy tín

Điêu khắc tượng đá

Điêu khắc tượng đá là quá trình chọn phôi đá, tạo hình và đánh bóng. Qua nhiều giai đoạn để trở thành một tác phẩm đẹp, quý.

Các tiêu chí cần xem xét khi chọn Cơ Sở Khắc Đá Nghệ Thuật:

  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở đúc đá lớn nhỏ. Nhưng để tìm được một cơ sở uy tín, có kinh nghiệm tay nghề. Đặc biệt chất lượng của phôi đá tốt thì rất hiếm. Vậy nên, tiêu chí đầu tiên là phôi đá để tạc tượng, thành phẩm có đẹp hay không là do chất liệu. Đá đẹp, độ cứng cao thì tượng sẽ được lâu, màu đá đẹp.
  • Tiêu chí thứ hai là kinh nghiệm của cơ sở, dĩ nhiên mới vào nghề thì tay nghề, cách chọn phôi đá tạc tượng sẽ không bằng các cơ sơ lâu năm.
  • Tiêu chí thứ 3 là chế độ bảo hành đá, hư hỏng cũng rất quan trọng. Ngoài ra các giấy tờ kiểm định sản phẩm đá quý, đá tự nhiên cũng không thể thiếu đối với một tượng đá quý.

Điêu khắc tượng Phật

Tượng Phật là một tác phẩm nghệ thuật tâm linh trong Phật Giáo, được các nghệ nhân chế tác thông qua các hình thức và kỹ thuật điêu khắc khác nhau như: Đắp vẽ, tạc, đục đẽo, …

Tượng phật bằng đá tự nhiên là sản phẩm tượng đá được nhân dân, phật tử ở khắp nơi trên cả nước ưa thích. Rất nhiều phật tử đã đặt điêu khắc, mua và thỉnh tượng các vị phật và bồ tát. Tượng được đặt thờ tại nhà hoặc đặt cúng dường tại các chùa.

Quy tắc và kỹ thuật chế tác

Quy tắc điêu khắc tượng Phật được tiến hành theo hai lối:

+ Dựa vào cuốn Tạc tượng lượng độ kinh, được biên soạn bằng chữ Hán lưu hành trong Phật giáo và các phường thợ.

+ Làm theo lối dân gian hoàn toàn cảm nhận và học mẫu mã từ các chùa nổi tiếng.

Các quy tắc tạc tượng trong cuốn sách trên được tóm tắt thành vài công thức đơn giản cho các thợ điêu tô (thợ điêu khắc-điêu là khoét đục xuống, tô là đắp phủ lên) thực hiện. Đó là:

– Toạ tứ lập thất – tỉ lệ chiều cao một tượng đứng bằng bảy đầu, ngồi bằng bốn đầu.

– Nhất diện phân lưỡng kiên – chiều ngang của mặt bằng nửa chiều ngang hai vai.

– Nhất diện phân tam trùng – ba khoảng cách bằng nhau trên mặt, từ chân tóc đến chân lông mày, bằng từ chân lông mày đến đỉnh mũi, bằng từ đỉnh mũi đến cằm.

Ngoài ra còn quy định chi tiết đến tận ngón chân ngón tay, các thế tay bắt quyết….

Điêu khắc tượng Di Lạc
Điêu khắc tượng Di Lạc

Tham khảo thêm: Cách điêu khắc tượng đá? Làm sao để điêu khắc đá đẹp?

Quy trình tạo nên điêu khắc tượng Phật bằng đá

  • Lựa chọn và xử lý đá

– Đá tự nhiên có độ cứng trung bình, có thể dùng đục và búa, thông thường người chơi hay thích để màu tự nhiên của đá, màu sắc đá phong phú từ trắng, hồng, đến vàng đôi khi có màu xanh như cẩm thạch.

– Từ 1 khối đá nguyên khối, người thợ điêu khắc tiến hành xẻ đá thành những khối nhỏ, tùy vào mục đích sử dụng và mặt cắt của đá mà xẻ cho phù hợp.

  • Tạo hình cho sản phẩm đá:

– Các khối đá được chạm khắc (tạo họa tiết bề mặt) hay trỗ (tạo họa tiết có độ sâu và xuyên qua bề mặt).

Đôi khi người thợ điêu khắc còn áp dụng kĩ thuật khảm vỏ trứng, khảm đồng, khảm trai hay vỏ ốc vào bề mặt đá.

Tùy vào mục đích sản xuất mà khối đá có nhiều dạng: dạng nguyên khối, dạng ghép mảnh.

– Đối với các sản phẩm như tượng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, tỉ mỉ trong việc tạo hình bức tượng. Tượng đẹp hay xấu phụ thuộc vào quá trình này rất nhiều.

– Làm sạch khối đá bằng nước khi vừa được gia công sau đó đưa vào đánh nhám cho bóng cho mềm mại.

Việc làm sạch bằng nước này nhằm loại bỏ các chi tiết thừa, lộ rõ các họa tiết bề mặt và làm sạch sản phẩm để chuẩn bị cho giai đoạn nhuộm màu, làm bóng.

  • Nhuộm màu, làm bóng và hoàn thiện sản phẩm:

– Sau khi tạo hình cho sản phầm, dùng nước rửa sạch và chỉnh sửa các họa tiết thừa, người thợ bắt đầu tiến hành công đoạn sơn màu cho sản phẩm hoặc nếu màu đẹp thì có thể để tự nhiên.

– Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích yêu cầu của từng khách hàng mà sản phẩm điêu khắc được nhuộm hay sơn màu. Các sản phẩm đá khi hoàn thiện sẽ trở nên thành tinh tế, độc đáo và có hồn hơn.