0965 924 665

Ý Nghĩa Và Cách Thờ Phật Tây Phương Tam Thánh Tại Nhà

y nghia tay phuong tam thanh

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gồm ba Đức Phật là: Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Các Ngài là những bậc chí tôn, đã tìm ra con đường sáng để dẫn dắt chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi những khổ đau đời thường. Vậy thờ Tây Phương Tam Thánh như thế nào? Đâu là Cách Thờ Phật Tây Phương Tam Thánh Đúng Nhất ? Để có được câu trả lời thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Tây Phương Phương Tam Thánh gồm những vị nào?

Bộ ba tôn tượng Tây Phương Tam Thánh còn có tên gọi khác là Di Đà Tam Thánh hay Tam Thánh Phật. Đây là bộ tượng thờ nằm ở bậc thứ hai, sau bộ ba tượng Tam Thế Phật. Trong bộ Tây Phương Tam Thánh gồm có 3 vị là: Đức Phật A Di Đà ở giữa, hai bên là hai thị giả trợ tuyên đắc lực của Ngài là Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho tính Bi và Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho Trí.

Cach Tho Va Y Nghia Phat Tay Phuong Tam Thanh

Xem thêm: Tây phương cực lạc có thật không? Vãng sanh cực lạc là gì?

1. Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là vị Phật được biết đến qua lời kể của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã xuất hiện trước Phật Thích Ca Từ rất lâu. Tên của Ngài là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức, có ánh sáng trí tuệ chiếu khắp thế gian, công đức và thọ mệnh vô cùng tận.

Cõi tịnh độ của Ngài có tên là cõi Thanh Tịnh hay cõi Tây Phương Cực Lạc, An Lạc quốc, nằm ở phương Tây, cách cõi Ta Bà hơn 10 vạn ức cõi Phật. Là một nơi tràn ngập hương thơm, nhạc trời, hoa trời, châu báu được làm từ 7 báu, có ánh sáng rực rỡ do Đức Phật A Di Đà phát ra.

Theo Kinh Đại A Di Đà, trước khi thành Phật, Đức Phật A Di Đà có tên là Kiều Thi Ca, là một vị quốc vương. Sau một lần nghe Phật thuyết pháp, ngài đã xuất gia tu hành, phát 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh. Một trong những đại nguyện của Ngài là sau khi tu thành Phật, sẽ xây dựng một cõi nước Phật trang nghiêm không có ba đường ác. Chúng sinh được sinh ở thế giới này sẽ được thần thông tự tại Ba-la-mật-đa, được tha tâm trí tông, biết rõ vô lượng kiếp trước, thân tướng đủ ba mươi hai tướng tốt.

Hình ảnh Đức Phật A Di Đà
Hình ảnh Đức Phật A Di Đà

2. Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát còn gọi là Quán Thế Âm, Quán Âm Tự Tại, Quán Tại Tại Bồ Tát, Phật Bà Quan Âm… Ngài là vị Bồ Tát tượng trưng cho lòng từ bi của chư Phật, Bồ Tát, được thờ phụng vô cùng rộng rãi trong Phật Giáo Đại Thừa. Ở Việt Nam và Trung Quốc, Ngài được thể hiện ở thân nữ, thường là một vị bạch y hành giả. Còn theo Phật giáo Tây Tạng và Nepal thì Ngài được minh họa ở dạng thân nam giới.

Theo kinh Đại Bi, về nhiều kiếp trước, Quán Thế Âm Bồ Tát là thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm. Vua rất sùng bái Phật nên đã dâng lễ cúng dưỡng Phật và chư Tăng suốt ba tháng, cũng khuyến khích các vương tử, quan lại, quyến thuộc triều đình cúng dường theo.

Thái tử theo lời vua cha hết lòng thành kính cúng dường Đức Phật, chư Tăng đầy đủ trân cam mỹ vị. Trước Đức Phật Bảo Tạng Như Lai, Ngài nguyện nếu có chúng sinh nào lâm vào tai nạn, khổ ách, không nơi nương tựa, một lòng niệm xưng danh Ngài, Ngài sẽ cứu độ ngay. Đồng thời đến cùng tận đời vị lai, khi vua Vô Tránh Niệm thành Phật A Di Đà, Ngài sẽ làm thị giả hầu hạ vua cha đến khi Chánh Pháp tân diệt thì mới chứng quả Bồ Đề. Lời nguyện của Thái tử đã được Đức Phật thọ ký, cho hiệu là Quán Thế Âm.

Còn trong một thuyết khác ở Trung Quốc thì Quán Thế Âm Bồ Tát có tên là Diệu Thiện. Ngài là công chúa thứ ba, sống trong giàu sang nhung lụa nhưng lại thích cuộc sống đơn giản, hết lòng chú tâm vào Phật Pháp. Sự tích về Diệu Thiện công chúa là câu chuyện về Tháp Hoa Lĩnh và chuyện vua đốt chùa, mãnh hổ cứu nguy. Trải qua nhiều gian nan trên con đường tu hành, cuối cùng, công chúa tu thành chính quả, hiện thân với pháp danh Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát
Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát

3. Đại Thế Chí Bồ Tát

Theo Kinh Đại Bi Liên Hoa, trước khi tu đạo Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát là con trai thứ của vua Vô Tránh Niệm (Đức Phật A Di Đà sau này). Ngài có tên là Ni Ma, khi phụ vương cúng dường, Ngài cũng theo lời vua cha, phát tâm cúng dường Đức Phật Bảo Tạng Như Lai và chư Tăng. Ngài chú tâm tu bốn nghiệp của miệng, ba nghiệp của thân và ba nghiệp của ý.

Đức Phật đã thọ ký lời nguyện của hoàng tử và nói rằng, sau này ngài sẽ trở thành vị Bồ Tát bên cạnh Phật A Di Đà, có hiệu là Đại Thế Chí Bồ Tát. Ngài là vị Bồ Tát có trí huệ rộng lớn, có hạnh nguyện rộng lớn, kiếp nào ngài cũng quyết chí tu học, giữ vững bổn nguyện.

Hình ảnh Đại Thế Chí Bồ Tát
Hình ảnh Đại Thế Chí Bồ Tát

Xem thêm: Ta Bà Tam Thánh gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng tượng Ta Bà Tam Thánh

Cách Thờ Phật Tây Phương Tam Thánh

Để thỉnh tượng Phật Tây Phương Tam Thánh về thờ tại gia, có thể tham khảo các bước sau đây:

Bước 1: Lập bàn thờ Phật Tây Phương Tam Thánh

Trước tiên gia chủ cần phải lập bàn thờ Phật. Tùy thuộc vào diện tích căn phòng mà gia chủ lựa chọn bàn thờ có kích thước cho phù hợp. Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Bàn thờ Phật phải được đặt ở trên cao, nơi có điểm tự vững chắc, khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và dễ nhìn thấy.
  • Vị trí đặt bàn thờ Phật phải thanh tịnh, thể hiện được sự tôn kính, trang nghiêm nhất ở trong nhà. Nên đặt bàn thờ Tây Phương Tam Thánh hướng ra cửa chính, như thế sẽ tốt cho gia đạo.
  • Nếu gia chủ đặt bàn thờ Phật chung vị trí với bàn thờ gia tiên. Thì cần đảm bảo vị trí đặt bàn thờ Phật phải cao hơn một bậc so với bàn thờ gia tiên.
  • Nếu là nhà ống thì nên đặt bàn thờ ở gian cao nhất, hướng mặt bàn thờ ra ban công.
Mẫu bàn thờ Tây Phương Tam Thánh
Mẫu bàn thờ Tây Phương Tam Thánh

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ

Sau khi đã lập xong bàn thờ, gia chủ chuẩn bị các vật phẩm, bài trí bàn thờ chu đáo. Các vật phẩm thờ cần có trên bàn thờ bao gồm:

  • Tượng Phật: Bàn thờ Phật thì tất nhiên không thể thiếu tượng Phật. Nên chọn những tôn tượng có diện đẹp, thần thái ung dung, hoan hỷ, toát được vẻ từ bi hỷ xả.
  • Vật phẩm thờ khác: Bàn thờ cũng cần có các bộ sứ thờ cúng Phật gồm có bát hương, đĩa trái cây, kỷ nước, bình hoa…

Ngoài ra, nếu có điều kiện thì gia chủ cũng có thể đặt chuông và mõ lên bàn thờ Phật để khi tụng niệm có thể đánh mõ, chuông.

Bước 3: Chọn địa chỉ thỉnh tượng Phật, khai quang cho tượng Phật

Những việc mà gia chủ cần làm lúc này bao gồm:

  • Chọn địa chỉ uy tín để thỉnh tượng Phật. Nên chọn các tôn tượng bền chắc, có thể thờ được trong thời gian dài để tránh tình trạng phải thay mới tượng nhiều lần trong quá trình thờ.
  • Sau khi đã chọn thỉnh được tôn tượng hữu duyên, gia chủ tiến hành khai quang cho tượng. Tốt nhất, nếu đủ duyên thì nên nhờ các thầy, chư Tăng khai quang sẽ được nhiều phước lành và tránh được sai sót không đáng có.
  • Sau đó bạn tiến hành bốc bát hương, nạp cốt cho bát hương để đặt trên bàn thờ Phật.

Bước 4: Thỉnh tượng và làm lễ an vị Phật

Sau khi đã chuẩn bị bàn thờ Phật đầy đủ, bốc bát hương xong, gia chủ hãy chọn ngày tốt để thỉnh tượng Phật từ cửa hàng hoặc từ chùa về. Trên đường thỉnh tượng về thì đi liền một mạch, không ghé bất kỳ nơi nào khác, không đặt tượng Phật ở trên ghế hay dưới đất mà đặt ngay trên bàn thờ và bắt đầu làm lễ an vị.

Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gồm ba Đức Phật: Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Khi an vị các vị Phật lên bàn thờ, thì vị trí các vị Phật được sắp xếp như sau: Tượng Phật A Di Đà Được đặt tại vị trí chính giữa. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt bên phía tay phải tượng Phật A Di Đà. Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát được đặt bên phía tay trái tượng Phật A Di Đà.

Lễ an vị tượng Phật có thể tự gia chủ thực hiện hoặc mời chư Tăng về nhà để làm lễ. Nếu có thể mời được các thầy là tốt nhất vì như vậy sẽ bày tỏ được lòng thành và tâm ý của gia chủ. Tuy nhiên, nếu không thì cũng có thể tự làm bởi thờ Phật thì chỉ cần thành tâm, đủ lòng kính ngưỡng là được.

Một số lưu ý khi cúng Phật

Trong quá trình thực hiện lễ an vị Phật và trong quá trình thờ cúng hàng ngày, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Phật ăn chay nên lễ cúng Phật phải là đồ chay, tuyệt đối không dùng đồ mặn. Hoa, quả dùng để cúng dường Phật phải là đồ tươi, mới, có hương thơm dịu nhẹ.
  • Những vật phẩm dùng cho bàn thờ Phật thì chỉ để sử dụng trên bàn thờ Phật.
  • Tuyệt đối không được lấy để dùng cho bàn thờ khác hay việc khác.
  • Bàn thờ Phật không được đặt các vật như bùa chú, giầy tiền, vàng mã…
  • Hàng ngày thay nước, thắp hương lễ Phật và dọn dẹp bàn thờ luôn sạch sẽ, trang nghiêm
Vị trí lập bàn thờ và đặt tượng cũng rất quan trọng khi thờ Tây Phương Tam Thánh tại nhà
Vị trí lập bàn thờ và đặt tượng cũng rất quan trọng khi thờ Tây Phương Tam Thánh tại nhà

Ý nghĩa của thờ cúng bộ ba tôn tượng Tây Phương Tam Thánh

Trong bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, mỗi tôn tượng đều được thể hiện ở hình dáng khác nhau, có ý nghĩa biểu trưng riêng:

Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngài đến thế giới Ta Bà để cứu rỗi, độ hóa chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi lo âu, muộn phiền, tìm được sự tĩnh tại, an lạc trong tâm. Theo lời của Đức Phật Thích Ca thì con đường ngắn nhất để mọi loài thành Phật trong một kiếp chính là con đường vãng sanh cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà.

Thờ Phật A Di Đà, thờ bộ ba tôn tượng Tây Phương Tam Thánh và thường xuyên trì niệm danh hiệu Đức Phật là cách tích lũy duyên lành, phước báu để chúng ta được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Theo kinh A Di Đà, thì điều kiện để được vãng sinh về cõi tịnh độ của Ngài, đó chính là phải có đủ căn lành, đủ nhân duyên và đủ phước báu.

Ngài đại diện cho đức hạnh kham nhẫn, tu hạnh từ bi. Ngài dùng tình yêu, lòng từ bi, sự nhẫn nhục để răn dạy nhân thế sống thiện lương, tránh xa điều sai trái. Ngài hiện thân trong nhiều hình thái để cứu vớt chúng sinh, khiến tâm tính chúng sinh trở nên từ bi, thanh tịnh, hướng tới những điều tốt đẹp.

Hình tượng của Ngài luôn gắn liền với tay trái cầm bình tịnh thủy, tay phải cầm nhành dương liễu. Nhành dương liễu tượng trưng cho đức nhẫn nhục, bình tịnh thủy tượng trưng cho lòng từ bi.

Đại Thế Chí Bồ Tát là tiêu biểu cho ý trí, nghị lực và trí tuệ siêu việt. Ngài dùng ánh sáng trí tuệ soi sáng, độ hóa chúng sinh rời xa cõi ác, bể khổ. Để đem lại những điều may mắn, tốt lành, an bình trong cuộc sống.

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát thường được chế tách trong tư thế tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, không màng danh lợi thế gian. Ở hoa sen có sức mạnh tự tại vươn lên khỏi bùn nhơ mà thành tựu trí tuệ.

Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời Tây Phương tịnh độ. Đó chính là ánh sáng của trí tuệ, của sức mạnh chiếu rọi khắp thế gian, độ hóa chúng sinh rời xa cõi ác, bề khổ, dẫn lối cho chúng sinh có được sự giải thoát.

Ý nghĩa thờ Tây Phương Tam Thánh Tại nhà
Ý nghĩa thờ Tây Phương Tam Thánh Tại nhà

Trên đây là cách thờ tượng Tây Phương Tam Thánh bạn tham khảo. Hy vọng rằng qua chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về 3 vị Phật này. Có thể thấy việc thờ cúng Tây Phương Tam Thánh tại nhà mang tới nhiều lợi ích vượt trội. Nếu bạn đang có nhu cầu thỉnh tượng Phật bằng đá về thờ cúng trong nhà hay ngoài trời thì liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và chọn mẫu tượng ưng ý nhất.

Hotline 0965 924 665

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *