0965 924 665

Phân Biệt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

van thu bo tat va pho hien bo tat 1

Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát là hai đại Bồ Tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí. Đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái Đức Phật Thích Ca. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát qua bài viết này nhé.

Vai trò của Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông. Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ.

Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca.

Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

Tham khảo thêm: Thờ Tượng Phật Trong Nhà Như Thế Nào Cần Lưu Ý Điều Gì

 

Phân Biệt Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

1. Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la hoặc Tam mạn đà bạt đà. Phổ là biến khắp. Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.

Phổ Hiền Bồ tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác.

Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.

Phổ Hiền Bồ tát thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù đứng bên trái và có khi các Ngài được vây quanh bởi mười sáu vị hộ pháp bảo vệ cho kinh Bát Nhã. Ngài thường xuất hiện như một vị Bồ tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng.

Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

2. Văn Thù Bồ tát

Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.

Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc thường được xem là hiện thân của Văn Thù. Dưới tên Diệu Âm “Người với tiếng nói êm dịu”. Văn Thù Bồ tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát Nhã Ba La Mật Đa. Văn Thù là vị Bồ tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Ngài có lúc chính thức thay mặt đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai người điều khiển chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của đức Bổn sư. Ngài thấu hiểu Phật tánh bao gồm cả ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát cho nên trong hàng Bồ tát Ngài là thượng thủ, là một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo.

Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn.

Chiếc giáp Ngài mang trên người gọi là giáp nhẫn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân. Nó có thể che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi do đó bọn giặc sân hận oán thù không thể nào lay chuyển được hạnh nguyện của Bồ tát. Bồ tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục bởi nếu thiếu nó thì các Ngài không thể nào thực hiện được tâm Bồ đề.

Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh. Ở đây, hình ảnh sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì sư tử vốn là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy hình ảnh sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

Xem thêm: Sự Tích Phật Tổ Như Lai – Vị Phật Đầu Tiên Trên Trái Đất

Ý nghĩa thờ Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát

Ý nghĩa thờ tượng Văn Thù Bồ Tát

Vô minh ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, phải chịu muôn vàn nỗi đau khổ. Thờ Văn Thù Bồ Tát để nhắc nhớ chúng ta thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình. Và dùng thanh gươm trí tuệ để chặt đứt vô minh, vượt ra khỏi bể khổ thâm sau.

Văn Thù Bồ Tát là tấm gương sáng cho lợi tha. Chúng ta dùng lưỡi kiến trí tuệ này để cứu thoát mọi người trước kẻ thù phiền não, trước những tham – sân – si.

Ý nghĩa thờ Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho Hạnh Nguyện, thấy Phổ Hiền Bồ Tát là thấy chân lý. Do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý.

Thờ Phổ Hiền Bồ Tát với mong muốn dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý, gạt bỏ vô minh, để được giác ngộ như Đức Phật. Noi gương theo mười Hạnh Nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi.

Mười Hạnh Nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát là: 1 – Kính lễ chư Phật, 2 – Xưng tán Như Lai, 3 – Quảng tu cúng dường, 4 – Sám hối nghiệp chướng, 5 – Tùy hỷ công đức, 6 – Thỉnh Chuyển Pháp Luân, 7 – Thỉnh Phật trụ thế, 8 – Thường tùy Phật học, 9 – Hằng thuận chúng sinh, 10 – Phổ giai hồi hướng.

Tượng Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát

Bài viết trê là những chia sẻ về Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về 2 vị Bồ Tát này. Có thể thấy việc thờ cúng 2 vị Phật Văn Thù Bồ Tát Và Phổ Hiền Bồ Tát tại nhà mang tới nhiều lợi ích vượt trội. Nếu bạn đang có nhu cầu thỉnh tượng Phật bằng đá về thờ cúng trong nhà hay ngoài trời thì liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và chọn mẫu tượng ưng ý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *