0965 924 665

Top 5 bức tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhất Việt Nam hiện nay

tượng phật bà quan âm

Phật Bà Quan Âm hay Quán Thế Âm Bồ Tát

Đôi nét về Phật Bà Quan Âm

Từ xưa đến nay, hình tượng Phật Bà Quan Âm trong bộ trang phục trắng thuần khiết với khuôn mặt nhân hậu như mẹ hiền đứng trên đài sen, một tay cầm nhành liễu, một tay bưng cam lồ đã trở thành một trong những biểu tượng  quen thuộc với người dân Việt Nam nói riêng và người dân phương Đông nói chung. Nếu để ý kỹ, khi đến bất kỳ ngôi chùa, đền nào bạn đều có thể bắt gặp biểu tượng phật giáo này.

phật bà quan âm
phật bà quan âm trong trang phục trắng

Do có một vẻ bề ngoài thánh thiện và khuôn mặt phúc hậu, nên người dân Việt Nam vẫn thường hay gọi Ngài là Phật Bà Quan Âm hay Mẹ Quan Âm, một cách gọi rất tôn kính và gần gũi.

Phật Bà Quan Âm mà chúng ta hay gọi chính là Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong hai vị Đại Bồ Tát (cùng Bồ Tát Đại Thế Chí) đứng ở hai bên của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói, Ngài có duyên rất sâu dày với chúng sinh ở cõi Ta Bà. Do vậy, ở trong thế giới Ta Bà, nếu có bất kỳ người nào bị đau khổ bức bách hoặc bị tù lao vây hãm hoặc gặp điều khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần chí tâm xưng niệm danh hiệu của Ngài “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát” thì Ngài sẽ tuỳ cơ mà ứng hoá thân tướng để cứu độ chúng sanh.

Bộ kinh nói về hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm rõ ràng nhất là phẩm “Phổ Môn” trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” (hay kinh Pháp Hoa). Chúng ta có thể đọc tụng phẩm kinh này để hiểu rõ hơn hạnh nguyện của Ngài và có thể nương vào đó để tu hành theo Quán Thế Âm Bồ Tát.

Danh hiệu Quán Thế Âm

Trong danh hiệu Quán Thế Âm, thì

  • Quán nghĩa là quán sát, quán xét, xem xét;
  • Thế là thế gian;
  • Âm là âm thanh.

Danh hiệu này cho ta thấy hạnh nguyện của Ngài là luôn quán xét những âm thanh ở thế gian, quán sát những sự đau khổ trong thể gian, chỉ cần chúng sanh hướng về Ngài, hết lòng quy kính và xưng niệm danh hiệu Ngài thì đều được Ngài đến độ thoát.

Biểu thị của sự từ bi

Trong nhà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu thị cho sự từ bi. Chúng ta thường nghe nhà Phật lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Vì thế mở rộng tâm địa từ bi là điều đầu tiên mà bất kỳ ai bước vào cửa Phật đều phải nên thực hiện.

Bất cứ ai tu hành theo những hạnh nguyện của ngài, từ bi như Ngài, cứu giúp chúng sinh như Ngài thì đều gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát. Chỉ cần chân thật thực hiện theo những lợi dạy của Quán Thế Âm Bồ Tát thì sẽ dễ dàng nhận được cảm ứng của Ngài gia trì.

phật bà quan âm
quan thế âm biểu thị sự từ bi

Ý nghĩa tượng Phật Bà Quan Âm

Giúp thanh tịnh tâm hồn

Dù đứng hay ngồi thì hình tượng Phật Bà Quan Âm đều có thể khởi được niệm lành, gạt bỏ những si mê, xấu ác trong lòng mỗi người. Ngoài ra, hình tượng Quan Âm còn giúp cho tâm bản của chúng sinh tìm thấy được sự an lạc, hạnh phúc. Đồng thời giúp ta hình thành được tâm tính từ bi, vị tha và lương thiện.

Mang lại sức khỏe, may mắn

Với gương mặt nhân hậu, hiền từ, tượng Phật Quan Âm Bồ Tát sẽ mang lại cho gia chủ nguồn năng lượng lạc quan, tích cực, ngập tràn lẽ sống. Và điều này làm cho sự nghiệp của các thành viên trong gia đình trở nên suôn sẻ, đạt nhiều thành tựu. Sức khỏe tinh thần và thể xác cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.

Kích hoạt năng lượng tích cực cho không gian

Bên cạnh các ý nghĩa phong thủy trên, việc thờ Phật Quan Âm còn được xem như một nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của dân tộc ta. Đặc biệt hơn, các bức tượng Phật được điêu khắc tinh xảo giúp cho ngôi nhà của bạn có được một không gian xinh đẹp, an yên và thanh tịnh.

Có thể bạn quan tâmtượng Quan Thế Âm phong thủy bằng đá

Top 5 bức tượng Phật Quan Âm lớn nhất tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người dân theo đạo Phật khá cao (chiếm 35% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước – số liệu từ 2019), số lượng các đền chùa cũng rất nhiều, bao phủ gần như cả nước. Điều này đồng nghĩa với việc nước ta có rất rất nhiều những bức tượng phật, trong đó có tượng Phật Bà Quan Âm.

Là một trong những biểu tượng của phật giáo, mang trong mình nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, tượng Phật Bà Quan Âm được sử dụng rất  nhiều trong xã hội ngày nay. Nếu bạn đi đến bất kỳ ngồi chùa, ngôi đền nào thì 99% bạn sẽ bắt gặp ít nhất một bức tượng của Ngài.

Nhiều ngôi chùa lớn chứa trong đó những bức tượng Phật Quan Âm rất lớn. Nếu bạn tận mắt thấy ngoài đời, bạn sẽ phải “há hốc mồm” vì kích thước “siêu khủng” của những bức tượng này.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về 5 bức tượng Quan Âm lớn nhất Việt Nam hiện nay nhé.

1. Tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhất Đông Nam Á

Tượng Quan Âm Bồ Tát tại chùa Linh Ẩn – Đà Lạt

Bức tượng Quan Âm Bồ Tát tại chùa Linh Ẩn, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng được ghi nhận là bức tượng Phật bà Quan Âm lớn nhất tại Việt Nam nói riêng và tại khu vực Đông Nam Á nói chung. Bức tượng được khởi công xây dựng dựa trên tâm nguyện của Thượng toạ Thích Tâm Vị, trụ trì của chùa.

tượng phật bà quan âm
tượng quan âm lớn nhất Đông Nam Á

Bức đại tượng Quán Thế Âm Bồ Tát này có chiều cao lên đến 71m mang những đặc điểm của Phật giáo Tây Tạng. Tôn tượng được chế tác với dáng đứng thẳng trên đài sen, ánh mắt nhìn xuống thành phố bên dưới núi, tay phải Ngài kết thủ ấn, tay trái nâng bình nước Cam Lồ mang hàm ý Ngài đang quan sát và bảo hộ cho chúng sinh bên dưới.

Bên trong bức đại tượng Phật Bà Quan Âm là một công trình kiến trúc Phật giáo gồm 17 tầng, mỗi tầng đều có đặt rất nhiều tôn tượng Phật để du khách, Tăng ni, Phật tử trên khắp cả nước đến chiêm bái và tu học.

Đặc điểm nổi bật tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhất Việt Nam

Đại tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên với nét nhìn từ bi hiền hòa, tọa lạc giữa khuôn viên chùa rộng hơn 6 hecta, được phủ xanh bởi những loại cây rừng quý hiếm của thành phố ngàn thông. Pho tượng được ghi nhận là tượng Bồ Tát lớn nhất Việt Nam.

Từ góc độ bề ngoài, pho tượng có sự ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng. Tượng được chế tác theo dáng đứng, phía dưới chân là bệ sen đỡ. Bồ tát một tay kết ấn Quan Âm Kiết tường, một tay nang bình Cam lộ khổng lồ. Ngài có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, từ bi hỷ xả, đôi mắt hơi mở nhìn phía dưới như Bồ Tát đang quán sát chúng sinh. Đôi môi ngài mỉm cười như Đức mẹ kính yêu, giữa ấn đường là nốt ruồi son đổ rực.

tượng phật bà quan âm
cận cảnh tượng quan âm siêu lớn

Quan Âm Bồ Tát khoác chiếc áo choàng hở cổ, phía trước đeo chuỗi vòng Anh lạc và hoa. Tà áo có nhiều nếp gấp, xếp đều nhau uốn lượn, đan xen những chuỗi chàng ngọc điểm xuyết. Trên đầu Bồ Tát đội một chiếc Vô Lượng Thọ Phật Bảo quan có hình Phật A Di Đà phía trên, hai bên mũ là tai hoa có chuỗi hạt dài xuống tới bả vai.

Tuy rằng không giống hệt như nguyên mẫu tượng Phật Tây Tạng, nhưng ta vẫn có thể nhìn thấy sự khác biệt trong bảo quan, gương mặt hay trang phục.

2. Tượng Phật Quan Âm ở chùa Linh Ứng Đà Nẵng

Tượng Phật Bồ Tát – biểu tượng nổi tiếng của chùa Linh Ứng

Cách trung tâm thành phố khoảng 9km, tọa lạc trên chùa Linh Ứng, thuộc Bãi Bụt, Sơn Trà, Tượng Phật Quan Thế Âm là một biểu tượng nổi tiếng của Đà Nẵng. Chùa Linh Ứng lại được biết đến là ngôi chùa có quy mô và kiến trúc nghệ thuật lớn nhất của thành phố. Quần thể chùa Linh Ứng Bãi Bụt sở hữu diện tích lên đến 12 ha, với nhiều hạng mục lớn nhưng ấn tượng nhất chính là Tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam.

tượng phật bà quan âm
bức tượng quan âm – biểu tượng của chùa Linh Ứng

Đứng từ biển Mỹ Khê, bạn có thể nhìn thấy bức tượng màu trắng đó chính là tượng Quan Thế Âm, với vị thế trang nghiêm, vững chãi, nổi bật trên nền xanh thẳm của bán đảo Sơn Trà. Dáng đứng của Tượng Phật cũng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đôi mắt nhìn thẳng ra biển Đông tượng trưng cho lòng từ bi, hỉ xả. Tay phải bắt ấn tam muội mang ý nghĩa cứu độ chúng sanh, còn tay trái cầm bình nước giúp cầu xin bình an.

Tượng Phật Quan Thế Âm Sơn Trà – tượng Phật đạt kỷ lục cao nhất Việt Nam

Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, là điểm đến hành hương của du khách, tượng phật chùa Linh Ứng còn là công trình sở hữu nhiều kỷ lục ấn tượng. Đây chính là tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam, với chiều cao lên đến 67m, tương đương tòa nhà cao 30 tầng.

Theo đó, tượng Phật Bồ Tát Quan Thế Âm có đường kính tòa sen rộng 35m, được thực hiện xuyên suốt 6 năm bởi hai điêu khắc gia nổi tiếng là Châu Viết Thanh và Thụy Lam. Tượng gồm tổng cộng 17 tầng, mỗi tầng lại thờ 21 vị Đức Phật khác nhau, gọi chung là “Phật Trung Hữu Phật”. Đặc biệt, trên bão của bức tượng còn có tượng Phật Tổ cao 2m.

tượng quan âm cao nhất việt nam
tượng quan thế âm cao nhất việt nam

Hơn nữa, chùa Linh Ứng Sơn Trà còn được biết đến là 1 trong 3 ngôi Linh Ứng tự ở Đà Nẵng. Theo đó, đây là ngôi chùa đẹp nhất so về quy mô và độ độc đáo. Do đó, nếu đã có dịp du lịch Đà Nẵng, bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ một ngày được khám phá trọn vẹn Sơn Trà, sẽ có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn đến khám phá.

3. Tượng đài Quan Âm ở Huế

Đặc điểm của Tượng đài Quan Âm

Là địa điểm thu hút hàng ngàn Phật tử khắp nơi trên cả nước đến thắp hương cúng bái trong những dịp lễ phật đản, các dịp lễ rằm, đầu xuân năm mới hàng năm. Trung tâm Thánh tích tượng đài Quán Thế Âm (hay còn gọi là Tượng đài Quan Âm, Tượng Phật Đứng) được xây trên núi Tứ Tượng – xã Thủy Bằng – huyện Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để lên đây, phải vượt qua 145 bậc cấp được xây bằng xi măng trải dài dưới những tán rừng thông xanh mát. Đứng từ trên đỉnh núi bạn có thể thầy 4 ngọn núi như hình 4 con voi chụm lại, núi có tên Tứ Tượng là vì vậy. Quan âm Phật đài tọa lạc tại đỉnh đầu của 1 trong 4 con voi đó. Tượng cao 14m, đài cao 7m trọng lượng 24,6 tấn xi măng.

Tượng Quán Thế Âm được thiết kế rất đẹp, rất cân đối, nét mặt Bồ Tát hiền từ độ lượng, tay trái cầm bình cam lồ, tay phải bắt ấn cam lồ, toàn thân khoác y trắng lượn sóng mềm mại, ngự trên tòa sen lớn có đường kính hơn 10m. Tượng Ngài được đặt trên bệ lớn hai tầng; tầng trên là nơi thờ tự, tầng dưới để khách thập phương lưu trú, cũng như là nơi tá túc tạm của chư tăng, ni mỗi khi về dự lễ.

quan thế âm bồ tát
tượng đài quan âm ở Huế

Biểu tượng xứ Huế

Năm 2001, khi BTS Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chọn ngày vía Khánh đản Bồ Tát Quán Thế Âm (19/6 Âm lịch) hàng năm để tổ chức kỳ lễ hội, từ đó mỗi kỳ lễ hội hoặc các ngày vía của Ngài, đông đảo người dân trong tỉnh và khắp nơi về đây đảnh lễ, cầu nguyện sự an lành.

Đến Trung tâm văn hóa du lịch tâm linh Quán Thế Âm, chúng ta dễ dàng nhận thấy mọi người đến đây đều có chung một niềm tin, đức Quan Âm Bồ tát sẽ phù hộ và ban phát những điều tốt lành. Vì thế mà ai cũng muốn thắp thật nhiều nhang và có một chai nước “Cam Lồ” mang về. Thắp một nén nhang đứng trước tượng Phật Bà khấn nguyện, sau đó cắm vào chai nước suối một cây nhang và đặt tại đó. Tiếp tục đi chiêm bái, vào bên trong viết sớ cầu an cho gia đình, vãng cảnh chùa.

Trước khi quay về, không quên lấy lại chai nước suối. Ai cũng tin rằng đây là nước “Cam Lồ” mà Quan Âm Bồ tát ban cho, dùng để uống sẽ rất tốt, sẽ xua đi mọi muộn phiền, bệnh tật… Không biết tự bao giờ, người dân sống quanh đó cho hay đến tượng Phật bà sẽ “cầu gì được nấy”.

Hà̀ng năm vào các dịp rằm, mồng 1 âm lịch, vía Quán Thế Âm, lễ, Tết du khách thập phương trong và ngoài tỉnh đổ về để cầu phúc, cầu lộc và tham quan ngày càng nhiều. Đây đã trở thành một địa danh nổi tiếng linh thiêng ở đất cố đô.

phật bà quan âm
biểu tượng của xứ huế

Vào những ngày đầu xuân, tại Trung tâm văn hóa du lịch tâm linh Quán Thế Âm đông đúc người dân khắp mọi miền về đây ngắm cảnh và chiêm bái Quan Âm Phật đài.

Bước chân vào chốn linh địa, hình như mọi người đều cảm thấy tâm hồn mình thanh thản nhẹ nhàng hơn. Phần đông, những ai đến viếng thăm chốn này đều cùng chung một tâm nguyện là cầu an cho mình và người thân, mong một năm mới với nhiều may mắn, sức khỏe, vạn sự như ý,… Đây là một nét văn hóa đẹp không chỉ của người Huế mà của người Việt Nam.

4. Tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay chùa Bút Tháp

Một vài nét về chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000m2, chùa Bút Tháp tọa lạc tại thôn Bút Tháp (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên và rất sinh động.

Cũng như nhiều ngôi chùa cổ phía Bắc, chùa Bút Tháp được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, với các công trình kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm.

Công trình ngoài cùng là tam quan, có kiến trúc tương đối giản dị. Tiếp đó là gác chuông 2 tầng 8 mái. Sau gác chuông là 7 tòa nhà nối tiếp nhau: Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng điện, Tích Thiện Am, nhà Trung, Phủ thờ, Hậu đường với tổng chiều dài hơn 100 mét.

Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, hiện trong chùa còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia là tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận năm 2012 và ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án cùng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Các bảo vật đều được tạo tác từ thế kỷ XVII trên chất liệu gỗ.

Kiến trúc của tượng Quan Âm

Tượng được tạc bằng đá cao 3,7m, cánh tay xa nhất dài 200cm, gồm 2 phần: tượng và bệ. Tượng ngồi trong tư thế thiền định, có 11 mặt chính nhìn ra phía trước, và 2 mặt phụ ở hai bên, đầu đội mũ “thiên quan”.

Đầu tượng tạo thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A DI Đà ngồi trên toà sen trong tư thế thiền định. Tượng có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, các bàn tay trong tư thế ấn quyết và thiền định, các vòng cánh tay phụ tạo thành một vòng tròn lớn đặt rời phía sau tượng (gồm 789 cánh tay) trong mỗi bàn tay có 01 con mắt. Phật ngồi trên toà sen hồng được trang trí hoa văn: sóng nước, rồng mây…

tượng phật bà quan âm
tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay

Đài gồm ba lớp cánh sen cánh to xen lẫn cánh nhỏ. Phần bệ tượng được tạo theo kiểu sumeru bố trí thành nhiều cấp với hình chữ Nhật chém góc. Chính giữa có một hàng chữ Hán ghi niên đại tạc tượng: “Tuế thứ Bính Thân, thu nguyệt cốc nhật danh tạo”. Mặt bên phải chạm hình hai ô trám lòng vào nhau, hình đồng tiền kép, chính giữ có ghi dòng chữ “Nam Đồng Giao Thọ Nam Trương tiên sinh phụng khắc”. Hai dòng chữ cho biết ngày tạc tượng và người tạc tượng (Trương tiên sinh hoàn thành vào một ngày tốt mùa thu năm Bính Thân – 1656).

Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay được coi là một tác phẩm độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ XVII. Tượng được chạm khắc khéo với dáng hành đạo, thư thái, thể hiện nhiều tầng đầu chống nhau, nhiều lớp cánh tay tạo thành hình vòng tròn nổi. Bức tượng này là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng còn lại đến ngày nay.

5. Tượng Quan Âm trên núi Bà Đen

Tượng Phật Bà Bổ Ðà Sơn

Hình tượng nguyên mẫu của tượng Phật núi Bà Đen Tây Ninh là một trong số hơn 40 tượng Phật cổ tại khu di tích quốc gia Bổ Ðà Sơn thuộc tỉnh Bắc Giang. Vì vậy tượng này được cơ quan truyền thông chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gọi là tượng Phật Bà Bổ Ðà Sơn.

Cho đến khi được tạo tác hoàn thành, pho tượng khổng lồ bằng đồng đỏ tọa lạc trên đỉnh núi Bà Ðen tại tỉnh Tây Ninh nên đã được chính thức định danh là Phật Bà Tây Bổ Ðà Sơn.

Tọa lạc ở độ cao 986m tại đỉnh núi Bà Đen Tây Ninh, công trình tượng Phật núi Bà Đen có tổng chiều cao 72m là kết tinh tinh hoa của tín ngưỡng – tôn giáo – văn hóa – nghệ thuật – điêu khắc.

Theo tác giả đã tạo nên “kiệt tác” này, tượng các vị Bồ Tát ở thời kỳ trước có tạo hình khá đơn giản, mang tính chất thô sơ, không cầu kỳ và điều quan trọng là chủ yếu các pho tượng đều là dáng ngồi nên không thực sự phù hợp với công trình tượng đặt ngoài trời tại núi Bà Tây Ninh.

phật bà quan âm
tượng quan âm khổng lồ tại núi bà đen

Trong khi đó, bức tượng Phật được tạc trong các chùa ở thời kỳ nhà Lê có đường nét chắc chắn, họa tiết hoa văn phong phú, tượng đẹp và đậm nét Việt. Do đó, tạo hình này sẽ vừa bảo tồn đầy đủ các yếu tố quy thức, tinh thần tượng Phật giáo cổ Việt Nam, vừa có được sự hoành tráng cho một công trình “đại tượng Phật” đặt tại một nơi độc đáo như đỉnh núi Bà Đen.

Tuy nhiên, điểm độc đáo là tác giả đã không chép lại hoàn toàn theo một nguyên mẫu tượng Phật nào mà có sự chắt lọc về trang sức, y, áo, mũ và hoa văn để tạo nên tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn có thể đảm bảo các quy thức trong việc tạo tác tượng Phật, đồng thời vẫn chuyển tải đầy đủ các yếu tố chuẩn mực về tượng Phật giáo Việt Nam.

Tạo hình của tượng

Được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu, tượng Phật Bà gồm đài sen, khối đế 5 tầng và phần tượng.

Cách tạo dáng mũ trên đầu tượng Bà được thiết kế theo cách làm thời Lê, không bị nhầm lẫn với cách tạo khăn trùm đầu của tượng Phật Trung Quốc mà hiện nay nhiều nơi vẫn đang làm.

Tượng Phật núi Bà Đen đứng uy nghiêm trên đài sen bằng đồng. Hoa văn, họa tiết của đài sen được phỏng theo cánh sen tượng Phật thời Lê với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa.

Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đầu đội vương miện chạm khắc hình ảnh Đức Phật A Di Đà, tôn vinh trí tuệ mẫn tiệp và lòng từ bi phổ độ chúng sinh của Đức Phật với thế gian. Tay trái tượng cầm bình cam lộ đang dốc xuống, biểu trưng cho hành động ban phát phước lành, cứu rỗi chúng sinh khỏi khổ đau. Tay phải nâng lên bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, mang ý nghĩa lìa xa ác nghiệp.

phật bà quan âm
góc nhìn trên cao của tượng quan âm

Về phần đài sen, đài sen tượng Phật ở các quốc gia khác đa phần đều không xuất hiện hoa văn mà chỉ làm trơn hoặc chỉ có đường sống kéo xuống một cách đơn giản. Duy nhất các tượng Phật của Việt Nam mới bao hàm đặc điểm kết hợp này.

Những kỷ lục đặt biệt của bức tượng

Tượng Phật cao núi Bà Đen tại Tây Ninh đã xác lập 2 kỷ lục gồm

Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi do tổ chức Kỷ lục châu Á trao tặng

Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi được tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng.

Trong tín ngưỡng dân gian từ xưa tới nay, Phật Bà luôn là biểu tượng vĩnh hằng của trí tuệ, đức hạnh và cả tinh thần bác ái bao la. Nếu có cơ hội được một lần chiêm bái Phật Bà, bạn sẽ cảm thấy nhẹ bẫng và thanh tịnh, mọi muộn phiền dường như đều được buông bỏ lại sau lưng.

Nhận làm tượng Phật Quan Âm theo yêu cầu tại đây

Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc đến đây. Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn những thông tin hữu ích <33