0965 924 665

Phật Di Lặc là ai? Tiểu sử và ý nghĩa của Phật Di Lặc

phật di lặc

Phật Di Lặc là vị Phật quá quen thuộc với chúng ta. Hình ảnh Phật Di Lặc được thờ cúng khắp mọi nơi. Vì thế, để tìm rõ hơn về Đức Phật Di Lặc và lý do tại sao Phật Di Lặc có bụng bự và miệng lúc nào cũng cười tươi. Hãy cùng tuongdaphatgiao.com tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Phật Di Lặc là ai?

Theo truyền thuyết từ thời Ngũ Đại của Trung Quốc, một vị hòa thượng mang vẻ ngoài mập mạp, gương mặt luôn vui vẻ, mặc áo hở bụng và trên vai luôn mang theo một chiếc túi vải. Ngài đã đi tới rất nhiều nơi để xin đồ của nhiều người, ai cho gì ngài nhận cái đó. Với những món đồ nhận được từ những người khác ngài sẽ mang đi cho những đứa trẻ mà ngài đã gặp.

Những ai gặp ngài đều gọi Ngài bằng Bố Đại Hòa Thượng mang ý nghĩa chỉ vị hòa thượng đeo túi vải. Xuất hiện mọi lúc, mọi nơi ngài đều có gương mặt tươi cười, chỉ chơi với trẻ em mặc cho có bị mắng chửi thậm tệ. Sau khi nhập diệt, mọi người mới biết ngài chính là Phật Di Lặc đã hóa sinh thông qua bài kệ mà Ngài đã để lại.

phật di lặc
hình tượng phật di lặc

Phật Di Lặc luôn mang hình tượng tự tại, luôn vui vẻ và hạnh phúc. Hình tượng của Ngài có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Phật Giáo và văn hóa dân gian.

Hình tượng Phật Di Lặc trong kinh điển Phật giáo 

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh và chứng ngộ thành Phật.

Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ tát hiện nay là trời Đâu Suất. Bồ tát Di Lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp khi nhân thọ là 80.000 năm. Tức khoảng 9 triệu năm nữa theo năm trái đất – khi Phật pháp đã bị lãng quên trên cõi Diêm phù đề.

Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cương thừa). Và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật pháp đã bị lãng quên trên trái đất. Lúc này Bồ tát Di Lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật khác đã làm trong quá khứ.

Tiểu sử Phật Di Lặc

Nhiều người tìm hiểu về Phật Pháp, tìm hiểu về các vị phật. Họ nghe những câu chuyện về Phật Di Lặc. Nhưng không phải ai cũng biết rõ tiểu sử của vị Phật phúc hậu này. Bản thân mình cũng rất tò mò về tiểu sử của Ngài nên mình đã sưu tầm những bài viết nêu rõ về cuộc đời, về con người của Ngài.

Hãy cùng chúng mình tìm hiểu tiểu sử Phật Di Lặc qua bài viết bên dưới nhé!

Theo kinh điển được Phật Giáo kể lại, Phật Di Lặc đã xuất hiện từ rất lâu đời kể từ khi Phật Pháp bị con người lãng quên. Khoảng thời gian xuất hiện của Phật Di Lặc được dự đoán là khoảng mười triệu năm sau.

phật di lặc
hình tượng của phật di lặc

Theo đó, Phật Di Lặc được sinh ra tại một gia đình Bà La Môn ở Nam Ấn, ngài đã được Đức Phật Thích Ca thọ ký thành Phật. Đức Phật Di Lặc đã ở cõi Đâu Suất bốn ngàn năm, sau đó ngài tu hành và thành đạo tại vườn Hoa Lâm ngay phía dưới cây Long Hoa ở thế giới Ta Bà.

Theo như trong sử sách, Di Lặc trong tiếng Phạn được gọi là Maitreya, được dịch là từ thị. Thị trong họ của người, từ trong từ bi hỷ xả. Theo truyền thuyết có nói, Phật Di Lặc vốn là người Bà La Môn đã xuất giá và đi theo Phật, ngài đã viên tịch trước Phật.

Hiện tại ngài vẫn đang ở cõi trời Đâu Suất. Ngài sẽ xuất thế sau 4000 năm, tính theo thế giới của con người chúng ta là 60 triệu năm nữa ngài sẽ ra đời.

Nếu theo Đại Nhật Kinh Sớ thì Di Lặc lại mang ý nghĩa khác. Từ là một trong tứ vô lượng tâm của Phật là từ, bi, hỷ, xả, còn Thị là chỉ chủng tộc sinh ra tử chúng tính đó là Như Lai. Vì vậy Từ Thị mang ý nghĩa là chủng tính từ bi.

Phật Di Lặc xuất hiện từ khi nào?

Để biết được Phật Di Lặc ra đời khi nào chúng ta cùng tìm hiểu dựa theo lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Theo ghi chép của kinh Phật, khi chúng sanh trên toàn thế giới đã bị suy thoái bởi sự suy đồi về đạo đức và chỉ làm các việc gây nghiệp mà không làm việc thiện. Lúc ấy tuổi thọ sẽ bị giảm dần và đời sống của chúng sinh tràn đầy khổ đau, dịch bệnh. Lúc này Phật Di Lặc sẽ xuất hiện giống như một hình thức tụ tâm linh vĩ đại và Ngài sẽ minh chứng cho con đường đạo đức.

Khi đó Phật Di Lặc sẽ xuất hiện giống như một vị đạo sư ở trên thế giới tương tự như Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài sẽ truyền bá cho chúng sinh về lòng nhân từ, tình yêu thương, sự tử tế và bài học liên quan tới nhân quả. Điều này sẽ giúp cho sự thịnh vượng của thế giới được cải thiện, từ đó giúp từ bỏ đi con đường tạo nghiệp do tha lam, sân si và xóa bỏ các thói suy đồi về mặt đạo đức. Khi cải thiện được những điều trên tuổi thọ của con người sẽ bắt đầu tăng lên.

phật di lặc
phật di lặc xuất hiện như một vị đạo sư

Cũng theo như ghi chép, cha của Phật Di Lặc là vị vua của Bà La Môn và mẹ Ngài là hoàng hậu Thanh Xuân triển vọng. Phật Di Lặc cũng đã được giáng sinh vào thân thế của hoàng hậu khi bà đang đứng ở trong một khu vườn. Tiểu nhi Di Lặc đã bước ra với 7 bước trong 4 hướng, Ngài đi đến đâu cánh sen nở rộ đến đó.

Khi đó Ngài cũng đã tuyên bố rằng” Ta là đấng cứu thế tối thượng, cứu chúng sinh thoát khỏi đau khổ, đây chính là lần chuyển sinh cuối cùng của ta”. Sau khi nghe thấy điều này mọi chúng sinh đều hoan hỉ và thể hiện được các hành động dâng hiến, cúng dường cho Ngài. Vua cha cũng cảm thấy tự hào và đưa ngài đi quanh thành phố để cho dân chúng được vui mừng. Có các vị thiên nữ xinh đẹp dâng hoa cúng cho Ngài, các hiền nhân tiên đoán Ngài chính đời sống này sẽ trở thành một vị Phật toàn giác.

Một lễ hội tôn giáo của những Bà La Môn được tổ chức cũng là lúc Ngài sẽ chứng minh rằng Ngài đã giáng sinh ở thời điểm này chính là để chứng minh cho sự vô thường. Ngài sẽ từ bỏ đi cuộc sống vương giả và thế giới luân hồi quyết đi theo con đường tôn giáo và sống một cuộc sống tâm linh.

Khi Ngài đã quyết tâm đi theo con đường tu tập, thánh chúng và chư thiên cũng đã hoan hỷ cúng dường, chăm sóc cẩn thận khi Ngài thiền quán. Với sự chăm sóc đặc biệt của phu nhân và tùy tùng, sau 7 ngày thiền quán sâu ngài đã thành Quả Phật và hướng dẫn cho vô vàn chúng sinh tới sự thức tỉnh tâm linh.

Di Lặc sẽ hiện hữu được rõ hơn trong 60.000 năm, hướng dẫn tâm linh cho nhiều đệ tử ở kiếp sống và thêm 80.000 năm nữa, Ngài vẫn gián tiếp ban phước lành và thêm lợi ích tới chúng sinh, không chừa bất kỳ một ai.

Pháp lực thần thông của Phật Di Lặc

Các tài liệu kinh sách, tiểu thuyết không nói nhiều về pháp lực của Di Lặc. Người ta chỉ dựa vào những điển tích kể về Ngài và họ đã tin tưởng rằng nơi nào có nghèo khổ thì nơi đó Ngài sẽ tới và giúp chúng sanh thoát khỏi khổ sở, nghèo đói và giúp dân chúng kiếm sống. Với những ai muốn kinh doanh, làm ăn thuận lợi, thu hút tài lộc, may mắn thì làm nhiều việc thiện và thờ cúng Phật Di Lặc sẽ nhận được lộc trong tương lai.

Theo Phật Giáo, Phật Di Lặc là một trong những vị Phật mang ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là vị Phật hướng dẫn cho chúng sinh đi đúng con đường chanh pháp khi giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni đã đến giai đoạn chót hết của thời mạt pháp. Thế nhưng đây vẫn chỉ là thời điểm tương lai, phải sau hàng chục ngàn năm nữa.

Vì sao Phật Di Lặc bụng bự và miệng luôn cười tươi?

Nhiều người thường biết tới Phật Di Lặc như một Thần Tài, mang tới tiền tài, phúc lộc. Tuy nhiên, cách hiểu này chưa thực sự toàn diện và chính xác 100%.

Phật giáo không lấy vật chất làm trung tâm, Phật cũng không phải bậc thánh thần ban lộc phát tài để chúng sinh cầu gì được nấy. Do đó việc thờ Phật Di Lặc như một vị Thần Tài, cầu xin làm ăn phát đạt là chưa hiểu rõ về ý nghĩa của Ngài.

Trong kinh Phật có ghi, Phật Di Lặc chính là hiện thân trong tương lai của Phật Thích Ca Mâu Ni. Do có dáng vẻ hiền hòa, tươi cười, tai to mặt lớn, phúc hậu đủ đầy nên chúng sinh coi Ngài là biểu tượng của sự ấm no, sung túc, viên mãn, tròn đầy.

Khi tới bất cứ ngôi chùa nào cũng có thể thấy tượng Phật Di Lặc ở sau điện Thiên Vương. Tạo hình của Ngài bụng to, phanh ngực lộ bụng, tư thế không nghiêm chỉnh thuyết pháp hoặc thiền định mà rất tùy ý, phóng khoáng. Nụ cười rộng, hòa ái dễ gần mang tới cảm giác thân thiện.

Phật Di Lặc cũng được gọi là Từ Thị, đại biểu cho sự từ bi, tương lai sẽ từ nội viện ra cứu giúp nhân gian, sắp trở thành Hiền Kiếp Đệ Ngũ tôn Phật. Sở dĩ tất cả các ngôi chùa Phật giáo đều thờ tượng Di Lặc ở đệ nhất tòa trong điện phủ là vì hàm nghĩa đặc biệt.

Tương truyền ngày trước có vị Bố Đại Hòa Thượng, không chỉ có hình tượng kì lạ mà tư tưởng lại càng siêu thoát. Khi hóa duyên, trong quá trình khuyến giáo đã bị rất nhiều người khinh thường, có người còn ném đá, trêu đùa nhưng Hòa Thượng hoàn toàn không để ý cũng chẳng giải thích.

Hòa Thượng đi khắp nơi vân du, chỉ có một chiếc bát xin cơm và một chiếc túi bố khoác trên vai nhưng lòng dạ rộng rãi, cuộc sống thanh bần đạo hạnh, thường tự mình hóa duyên cho người khác, khuyến giáo chúng sinh, phân phát, trợ giúp người nghèo hoặc trẻ nhỏ.

Kinh Phật ghi lại rằng vị Bố Đại Hòa Thượng này chính là hóa thân của Phật Di Lặc, từ đó về sau, tất cả tượng Phật Di Lặc trong chùa chiền đều được tạo hình tương tự với Bố Đại Hòa Thượng. Khắc họa qua câu đối có ý nghĩa:

bụng bự có thể chứa trên trời dưới đất, cả những việc khó chứa;

mở miệng cười tươi, cười cả những chuyện khó cười ở đời.

phật di lặc
phật di lặc với hình dáng bụng bự, miệng cười tươi

Phật Di Lặc hóa nhân gian có ý nghĩa từ bi, nhẫn nhục, khoan dung và lạc quan, thể hiện những tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo. Thờ tượng Phật với tạo hình bụng lớn, miệng cười tươi ở tòa đệ nhất trong điện phủ là thể hiện sự trang nghiêm mà khôi hài, từ bi và gần gũi.

Một mặt có thể khiến chúng sinh hữu duyên tiếp xúc với Phật hiệu trong tâm thế thoải mái, vui vẻ. Mặt khác là để chúng sinh nhìn Ngài học tập, mở rộng lòng dạ xử thế, được những phẩm chất tốt đẹp của Ngài dẫn dắt, bất luận trong hoàn cảnh nào cũng có thể lạc quan rộng rãi, vinh nhục đều không sợ hãi. Không tính toán thị phi yêu ghét, không có tâm trách người oán mình, lấy tấm lòng khoan dung mà kết thiện duyên.

Như vậy, không phải tự dưng mà tạo hình của Phật Di Lặc là vị Phật khác biệt nhất trong chúng chư Phật, Bồ Tát. Sự phóng khoáng, vô tư, lạc quan của Ngài chính là bài học mà tất cả chúng Phật tử cần noi theo, học hỏi và định hướng đúng con đường mình sẽ đi.

Cung dượng Phật Di Lặc không phải là chăm chăm thờ rồi cầu xin tài lộc, cầu xin vàng bạc tiền của. Sự giàu có mà Ngài mang đến không nằm ở những thứ đó mà ở tấm lòng bao dung, thiện lương, tâm tính khoáng đạt, bốn biển đều có duyên, tám hướng đều có thể mở rộng chân tâm mà giúp đỡ những người xung quanh.

Thờ tượng Phật Di Lặc có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của Phật Di Lặc theo quan niệm Phật Giáo

Theo Đạo Phật sau khoảng 30 nghìn năm nữa, Phật Di Lặc sẽ xuất hiện và thay thế Phật thích Ca mâu Ni. Vì vậy, Phật Di Lặc có thể coi là một vị Bồ Tát thứ 5 trong Đạo Phật.

Hình ảnh phật Di Lặc trong Đạo Phật ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại khác nhau. Có thể lấy ví dụ như:

  • Trong Đạo Phật ở Ấn Độ thì phật Di Lặc lại được mô phỏng trong hình ảnh thanh mảnh, tuấn tú có vẻ ngoài cao sang, quyền quý như một vị hoàng tử.
  • Nhưng trong Đạo Phật của Việt Nam thì vị phật này lại được mô phỏng với dáng vẻ mập mạp, bụng căng tròn, khuôn mặt tròn trĩnh, cười hiền hòa, phúc hậu.

Tuy nhiên, dù được tạo hình như thế nào chăng nữa, thì phật Di Lặc cũng được đạo Phật xem làm một biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.

Ý nghĩa tượng phật Di Lặc theo truyền thuyết dân gian

Theo dân gian, người ta cho rằng hình ảnh Phật Di Lặc tươi cười, xung quanh là bầy trẻ thơ nô đùa, vui vẻ chính là hình ảnh mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người.

phật di lặc
phật di lặc cùng bầy trẻ thơ nô đùa

Nhiều người còn cho rằng, để một bức tượng Di Lặc trong nhà sẽ mang đến may mắn, phúc lộc, sung túc, con cháu đề huề cho gia đình.

Ý nghĩa Phật Di Lặc theo phong thủy

Theo các chuyên gia phong thủy, tượng phật Di Lặc có ý nghĩa phong thủy rất hay. Đây là món đồ được rất nhiều dân chơi phong thủy săn lùng.

Theo đó, tượng phật Di Lặc tùy từng kiểu tạo hình khác nhau sẽ mang lại ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Tượng phật Di Lặc và đám trẻ nhỏ nô đùa: Hình ảnh đức phật tươi cười và bao quanh là 5 đứa trẻ mang ý nghĩa đem đến cuộc sống sung túc, con cháu đuề huề cho gia chủ.
  • Tượng phật Di Lặc vác bao bố to phía sau lưng mang ý nghĩa cho sự ấm no, hạnh phúc, của cải đủ đầy. Đây là mong muốn của bất kỳ gia đình nào trong cuộc sống.
  • Tượng phật Di Lặc tay cầm thỏi vàng, đĩnh vàng hay có thể đeo thêm nhiều sâu tiền là biểu tượng mang đến may mắn và tài lộc.
  • Tượng phật Di Lặc kéo túi tiền là biểu trưng cho tài lộc và thịnh vượng. Người ta thường bày trí tượng này tại cơ sở kinh doanh, văn phòng với mong ước người phù hộ cho việc kinh doanh, làm ăn ngày càng thuận lợi và phát đạt.
  • Tượng Di Lặc ôm phiến đá là tượng trưng cho niềm vui, sự hòa thuận, chan hòa, may mắn.
  • Tượng Di Lặc dưới cây tùng với hàm ý xua đuổi tà ma, mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho gia chủ.

Tham khảo thêm: Những mẫu tượng phật Di Lặc bằng đá hot nhất 2022

Phật Di Lặc hợp với tuổi nào?

Nhiều người trước khi muốn thờ hay thỉnh tượng Phật Di Lặc đều thường thắc mắc không biết Phật Di Lặc hợp với tuổi nào, mệnh nào trong 12 con giáp? Và mình liệu có nên thờ Phật Di Lặc hay không?

Bồ Tát hay Phật đều là những người cứu độ chúng sinh. Với lòng từ bi vô hạn của mình mà Người cứu độ cho muôn loài chúng sanh mà không phân biệt giữa người với người. Vì vậy, cho dù gia chủ có mang tuổi gì, mệnh gì thì đều có thể trưng bày và thờ tượng Phật. Chỉ cần có đủ sự thành tâm và cung kính, Phật sẽ luôn hiển linh, bảo hộ và phù trợ cho cuộc sống gia chủ thêm phần suôn sẻ.

Đức Phật Di Lặc xuất thân từ con người, luôn bao bọc, che chở và gắn liền với cuộc sống của con ngươi nơi chốn nhân gian. Vì vậy mà những gia chủ có mệnh thổ là những người có mệnh tương hợp với Ngài. Do đó những người này khi trưng tượng Phật Di Lặc trong nhà càng mang đến nhiều may mắn và thịnh vượng hơn.

phật di lặc
hình tượng phật di lặc cười tươi cùng trẻ thơ

Cụ thể hơn, tượng Phật Di Lặc vô cùng tương hợp với những gia chủ sinh vào các năm dưới đây:

Canh Ngọ (1930)  – Tân Mùi (1931) – Mậu Dần (1938)  – Kỷ Mão (1939)

Bính Tuất (1946)  – Đinh Hợi (1947)

Canh Tý (1960)  – Tân Sửu (1961)  – Mậu Thân (1968)  – Kỷ Dậu (1969)

Bính Thìn (1976) – Đinh Tỵ (1977) 

Canh Ngọ (1990)  – Tân Mùi (1991)  – Mậu Dần (1998)  – Kỷ Mão (1999)

Bính Tuất (2006) – Đinh Hợi (2007)

Canh Tý (2020) – Tân Sửu (2021)  – Mậu Thân (2028)  – Kỷ Dậu (2029)