0965 924 665

Tây phương cực lạc có thật không? Vãng sanh cực lạc là gì?

tây phương tịnh độ

Tây phương cực lạc là gì?

Cực lạc (còn được gọi là An lạc quốc) là tên của Tây phương Tịnh độ, nơi Phật A Di Đà tiếp dẫn. Tịnh độ này được Ngài tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển Đại thừa.

Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A Di Đà và kiên trì niệm danh hiệu của Ngài cùng giữ đúng các hạnh (chọn đại hạnh bỏ tạp hạnh), hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập Niết-bàn.

tây phương tịnh độ
cõi tây phương cực lạc

Cõi tây phương cực lạc ở đâu?

Tịnh độ này được nhắc nhiều trong các bộ A Di Đà kinh, Vô Lượng Thọ kinh, Quán vô lượng thọ kinh. Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách nơi đây 10 vạn ức cõi Phật.

Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A Di Đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời(hoa Mạn-đà-la) nhạc trời và châu báu. Trên trời có các loài chim như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng Chi Điểu,…ngày đêm thuyết pháp. Những loài chim ấy không phải do làm ác mà đọa làm chim, mà do tâm từ của Phật A Di Đà tạo thành.

tây phương tịnh độ
cõi tây phương cực lạc an nhiên, thơ mộng

Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc Bồ Tát, cùng chúng Thanh Văn, Duyên Giác. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh về thế giới này (phát tâm Bồ Đề) từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh). Mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật, được tắm trong nước bát công đứcTrong thế giới này. Mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn.

Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe Đức Phật A Di Đà giảng pháp. Bên cạnh Ngài có hai vị Đại Bồ Tát Quán Thế ÂmĐại Thế Chí. Con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ tín, nguyện, hạnh:

  • Tín là tin hoàn toàn nơi Phật trí;
  • Nguyện là phải phát nguyện vãng sinh;
  • Hạnh là công đức tu tập.

Cõi tây phương cực lạc có thật không?

Tây phương cực lạc – nơi mà những vị phật đáng kính, quyền năng đang trị vì, nơi mà các tín đồ Phật giáo đã từng được nghe nhắc tới. Đích đến cuối cùng của việc tu hành, giác ngộ có lẽ là về Tây phương – một chốn an nhiên, hữu tình, khiến tâm chúng ta trong sạch, quên mọi sự đời.

Tuy nhiên, liệu rằng Tây phương cực lạc có thật không? Hãy cùng chúng mình khám phá qua hai góc nhìn nhé!

Theo góc nhìn khoa học

Nếu đứng trên góc nhìn của khoa học, hiển nhiên là thế giới Tây Phương Cực Lạc sẽ bị bác bỏ. Tuy nhiên không thể khẳng định rằng khoa học có thể giải thích tất cả mọi sự vật và hiện tượng được xem là kỳ lạ trên thế gian này. Rất nhiều những hiện tượng tâm linh kỳ bí mà các nhà khoa học vẫn đang vò đầu tìm hiểu.

Giữa khoa học và tâm linh luôn giữ thế cân bằng đúng mực. Tuy có phần mâu thuẫn nhưng lại bổ sung cho nhau để lý giải tất thảy những bí mật trên thế gian này.

Có một số điển cố kể lại rằng, khi khoa học chưa ra đời, Đức Phật đã nhìn thấy được trong một bát nước có hàng ngàn vạn sinh vật (vi trùng), hoặc Ngài cũng đã nhìn thấu có hằng hà sa số những thế giới khác khi mà khoa học chưa hề nhận biết điều này cho đến tận 20 thế kỷ sau. Cho nên, khoa học không hề thống trị mà vẫn chứa đựng những thiếu sót rất riêng. Nhưng với tuệ nhãn của Phật, Ngài đã nhìn ra những điều khoa học chưa thể làm được, tin hay không tin vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

Dù có phát triển đến thế nào, khoa học vẫn không thể biết chính xác được ngoài trái đất còn có bao nhiêu thế giới khác, kể cả Tây Phương Cực Lạc. Chính vì vậy, khoa học cũng không thể khẳng định rằng thế giới Tây Phương có thật sự tồn tại hay không.

Theo góc nhìn Phật giáo

Quý vị đạo hữu Phật tử khi đã đặt niềm tin của mình vào Tam Bảo thì cũng hiểu một điều rằng Tây Phương Cực Lạc là thế giới siêu hình nhưng chắc chắn hiện hữu, cũng như địa ngục, ngạ quỷ.

Tuy nhiên, dưới con mắt phàm phu tục tử của chúng ta làm sao có thể nhìn thấu được. Nếu một thế giới không còn thống khổ, chỉ có an lạc ngự trị mà dễ dàng thấy được thì loài người cần gì phải tu hành?

Cho nên, muốn thấy được cảnh giới này, chỉ có thể là những bậc cao nhân tu hành đắc đạo. Những vị chư thánh đệ tử Phật chứng được thiên nhãn thông hoặc tuệ nhãn của Phật mới có thể nhìn thấy được.

Chúng sanh tu hành, khi đức tin có thể dùng tâm mà cảm được, thì liền khắc cảm nhận được sự tồn tại của thế giới này. Sự kiên trì niệm Phật ( Nam Mô A Di Đà Phật) và hành tu, đến khi chết đi, hồn lìa khỏi xác, sẽ được vãng sanh về thế giới Tây Phương Tịnh Độ.

Không tin thì những điều tốt đẹp sẽ không bao giờ đến, còn tin thì chắc chắn thế giới này sẽ tồn tại. Điều này cũng là một thử thách dành cho những đạo hữu Phật tử chúng ta.

Tìm hiểu thêm: Niệm Nam Mô A Di Đà Phật đúng cách

Vãng sanh Cực Lạc nghĩa là gì?

Vãng sanh Cực lạc có thể hiểu theo những ý nghĩa dưới đây

Cực Lạc là cõi Tâm Linh, Vãng sanh là đi về Cõi Tâm Linh

Có thể nói rằng, đạo Phật là đạo Tâm, cho nên cõi lý tưởng của nhà Phật tạm gọi là cõi Tâm. Cõi Tâm không có địa chỉ, chỗ đến, không tên gọi, không thể đo đạc, ước lượng được, chỉ cảm nhận mà thôi…Mà tâm rộng nếu lớn thì lớn như hư không, bao trùm cả pháp giới, còn nhỏ thì nhỏ hơn hạt cải. Muôn sự không ngoài tâm.

Điều này dường như khó hiểu đối với những người duy lý, những người tìm hiểu mọi sự qua suy luận, bằng cứ cụ thể, xác đáng. Đó gọi là “không thể nghĩ và bàn”, nghĩa là vượt lên trên mọi suy tư và diễn tả. Hình như cái gì gọi là Tâm Linh thì ta không thể sử dụng bất cứ phương tiện thế gian nào để nắm bắt, ngoại trừ cái trực cảm của mình và cơ duyên của mỗi người.

Thân Loan, Tổ sư Tịnh độ Chân tông Nhật Bản, cũng nói rằng: “Cõi Cực Lạc của A Di Đà không phải là một thế giới vật chất được tìm thấy giữa các thiên hà xa xôi, mà chỉ là một trạng thái thanh bình hạnh phúc thực sự của Tâm Linh, vượt lên trên tất cả tư duy và diễn tả của thế gian tầm thường”.

Như vậy, Vãng sanh Cực Lạc nghĩa là tái sanh về cõi của tâm linh của Phật, Bồ Tát.

vãng sanh cực lạc
vãng sanh cực lạc là đi về chốn phật

Vãng sanh Cực Lạc là tên gọi khác của từ ngữ “đi vào Niết- bàn”

Theo lời dạy của Đức Phật, Niết-bàn đâu phải là một chỗ dành cho các linh hồn trú ẩn. Niết-bàn là trạng thái Giác Ngộ. Đức Phật Thích Ca đạt Niết-bàn khi giác ngộ, tại ngay thế gian này. Sau đó nhiều đệ tử của Ngài (Xá-lợi-phất, Tu- bồ-đề, Ma-ha Ca-diếp, Mục-kiền-liên, A-nan…) cũng đạt Niết-bàn, trở thành A-la-hán, ngay khi còn sống.

Tổ Huệ Năng xác định Niết-bàn nằm ngay trước mắt ta (Pháp Bảo Đàn kinh). Khi còn sống, người tu thiền ở Nhật Bản đi từ trạng thái giác ngộ (satori) này đến giác ngộ khác. Mặt khác, đạo Phật cũng có một trú xứ gọi là Cực lạc của Phật A Di Đà, dành cho những tâm linh niệm Phật trước khi lâm chung, nhưng không phải là thiên đàng như mọi người hiểu.

Người tu Tịnh độ chỉ hướng vào Cực Lạc cũng như đắc Niết-bàn. Thật ra, chỉ khác nhau tên gọi chứ không khác nhau ở nội dung giải thoát. Vãng sanh Cực lạc tức là cách nói khác của “nhập Niết-bàn”. Vấn đề ở đây là Niết-bàn theo cấp độ nào, trình độ nào… thì tùy thuộc việc tu chứng của từng cá nhân.

Vãng sanh Cực Lạc theo tông Tịnh Độ

Trong lời tựa bản dịch cuốn Hai thời công phu ngài Trí Quang thượng nhân viết:

Người tu pháp môn niệm Phật Tịnh độ thì hoặc sinh Cực Lạc rồi trở lại hoá độ ta-bà trước hết, hoặc sinh Cực Lạc ngay nơi ta-bà mà hóa độ trước, mặt nào cái nguyện sinh Cực Lạc cũng là vì thế giới ta-bà này, nên tôn giả A- nan đã nói, “ngũ trược ác thế thệ tiên nhập”.

Như vậy, vãng sanh Cực Lạc luôn luôn có hai ý nghĩa: Chứng  ngộ và giải thoát.  Bởi vì đó là cốt lõi của đạo Phật, cho nên vãng sanh tức là:

  • Thứ nhất, chứng ngộ và giải thoát ngay lúc lâm chung, gọi là lâm chung vãng sanh;
  • Thứ hai, chứng ngộ và giải thoát ngay trong đời sống hiện tại, gọi là hiện tiền vãng sanh.

Lâm chung vãng sanh: Chứng ngộ và giải thoát ngay khi lâm chung, nghĩa là:

Vãng sanh nghĩa là từ bỏ thân xác phàm phu nghiệp báo này, để tái sanh trong cảnh giới an lành của Cực lạc Tây phương. Mà Cực lạc Tây phương  là nơi an trú của Phật, Bồ Tát, với những thuộc tính Đại Từ Bi, Đại Trí Tuệ, Đại Giải Thoát, Đại Nguyện Lực…

Cho nên cõi ấy không bao giờ là chốn yên nghỉ cho những tâm hồn sật sờ ngái ngủ, bệnh hoạn. Mà ngược lại, đó là nơi tập kết của các tâm hồn thao thức, có chí rộng lớn, cường liệt, nhiệt thành, để cùng nhau tu tập dưới sự hướng dẫn và hộ trì của Phật, Bồ Tát.

Hơn nữa, Cực lạc Tây phương mãi mãi còn là một thao trường vĩ đại để chúng ta rèn luyện bồ-đề  tâm, bồ-đề  nguyện  trước khi bước vào con đường độ sanh vô cùng dài xa và khó nhọc.

An lạc tập, ngài Đạo Xước ghi: “Hiện nay là đời có năm thứ trược ác, con đường tu tập của các bậc thông tuệ, giới đức (thánh đạo môn) thì nghĩa lý sâu xa, khó thực hành, không hợp thời cơ, chỉ có Tịnh độ môn (con đường  tu tập bằng  Đức Tin) là đạo lý quan trọng mà mọi người có thể cùng vào.

Với lòng đại từ bi, Đức Phật khuyên chúng sanh nên cầu sinh Tịnh độ: dù cho một đời tạo ác, nhưng lúc lâm chung mà định ý, chuyên tâm, mười niệm liên tục tiếp nối nhau mà xưng danh hiệu Phật, thì tất cả chướng  nạn được tiêu trừ, nhất  định được vãng sanh. Đây thuộc về tha lực dị hành đạo

Ngài Tỉnh Am đại sư, vị Tổ sư 11 của Tịnh độ Trung Hoa, dạy rằng: “Tu hành tại cõi thế gian này thì sự tiến đạo rất khó. Vì là khó, cho nên lắm kiếp chưa chắc đã hoàn thành. Vãng sanh cõi Cực Lạc thì sự thành Phật cũng dễ. Vì là dễ, cho nên một đời chắc chắn sẽ thực hiện được. Thánh giả ngày xưa, hiền nhân ngày trước, ai cũng quay đầu hướng về Tịnh Độ. Kinh cả ngàn, luận cả vạn, văn bản nào cũng chỉ lối cho chúng ta đến Tây phương”.

Huống  chi đối với hạng  phàm  phu  chúng  ta, thì vãng sanh Cực Lạc phải là con đường tất yếu vậy.

Hiện tiền vãng sanh: Chứng ngộ và giải thoát ngay khi còn sinh hoạt với tư cách một người bình thường.

Khi còn đang mang xác thân nghiệp báo của con người mà đã giải thoát và chứng ngộ rồi, mặc dù thân còn ở đây nhưng tâm đã ở Cực Lạc.

vãng sanh cực lạc
vãng sanh cực lạc

Theo giáo sư Suzuki, trong tác phẩm Thiền luận, thì vãng sanh là cải biến tâm linh, chuyển hóa tâm thức. Trong thế gian hỗn loạn và dơ bẩn này, từ thân  tâm cho đến môi trường sinh hoạt, không có cái gì là chẳng bị nhiễm ô. Mục tiêu chân chính của đạo Phật vẫn là giúp chúng ta cải biến tâm thức của mình, vì khi tâm thức được chuyển hóa thì mọi sự sẽ được chuyển hóa ngay lập tức, và hành giả sẽ đạt Tam-muội (Sâmadhi) ngay trong đời sống.

Đối với những người đầy đủ cơ duyên, thì họ có thể vãng sanh  ngay trong  đời sống  hàng  ngày, tuy báo thân  vẫn còn quanh  quẩn  trong  thế gian này nhưng tâm thức đã là người Tịnh độ.

Theo ngài Suzuki: “Chứng  tam-muội và vãng sanh là một”

Cuốn sách Thiền luận, nổi tiếng thế giới vì đã đem nhiều người Âu Mỹ đến ngưỡng cửa Thiền, tác giả của nó, Suzuki, là một nhà nghiên  cứu đồng  thời cũng là người tu thiền, đã viết:

Thật ra, tam-muội và vãng sanh là một, nhưng được mô tả theo hai cách khác nhau. Nhưng vì tam-muội có thể đạt được trong đời sống này, còn vãng sanh có thể đạt được sau khi lâm chung. Nên phải nói tam-muội đồng nghĩa với vãng sanh theo một chiều hướng hoàn toàn đặc biệt, tức là chúng ta không nên coi vãng sanh như một biến cố khách quan  và tùy thời, mà là một thứ đoan quyết chủ quan của những gì chắc chắn phải diễn ra. Nếu vậy, vãng sanh chỉ cho sự tái tạo tâm linh, và theo đó, có thể cho là đồng nhất với tam-muội.”

Lòng tin phải được thiết lập vững chãi bằng sự thể hiện tam-muội, tin tưởng vào bản nguyện của Phật A Di Đà. Nhờ đó hành giả vững tin vào số phận tương lai của mình. Bởi vì tam-muội được chứng đắc khi mà tâm hành giả hoàn toàn hợp nhất với tâm của Phật A Di Đà, ý thức nhị nguyên hoàn toàn bị xoá bỏ.

Đây là một kết luận phải đến, không những  chỉ ở luận lý, mà cả trên phương diện sự thực. Rồi ra, tất cả kiến trúc của triết lý đạo Phật được đặt trên nhất nguyên luận duy tâm; mà thực tại luận của Tịnh độ cũng không thể biệt lệ.

“… Ta thấy rằng, niệm Phật hay danh hiệu hay Nam- mô A Di Đà Phật, là tâm điểm của đức tin. Khi thể nghiệm được điều này, kẻ sùng mộ đạt được “sự kiên cố của đức tin” ngay cả trước khi hắn thực sự được vãng sanh Tịnh độ. Vì vãng sanh Tịnh độ không còn là một biến cố sau khi chết, mà vãng sanh ở ngay trong cái “thế gian giới” này, cái thế giới của những đặc thù này”. (Thiền luận II)

Hy vọng rằng bài viết này đem lại cho bạn đọc những giá trị hữu ích. Nếu các bạn quan tâm đến Phật giáo, muốn tìm hiểu nhiều hơn về các vị phật thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu tại đây.