0965 924 665

Quan Âm Tự Tại Là Ai? Ý Nghĩa Tượng Quan Âm Tự Tại

Tuong Quan Am Tu Tai 4

Trong nhà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát biểu thị cho tinh thần Đại Bi. Chúng ta thường nghe nhà Phật lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Ngài hiện thân ở nhiều cõi trần gian với nhiều hình dáng khác nhau. Nổi tiếng phải kể đến Quan Âm Tống Tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Tự Tại,… Ý nghĩa tượng Quan Âm Tự Tại là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết nhé.

Quan Âm Tự Tại là ai? Danh hiệu này có ý nghĩa gì?

Quan  Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại Bồ Tát là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán tự tại ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân đã tự tại, đạt được thành tựu. Chỉ cần tâm mình tự tại thì tất cả mọi cảnh giới tất sẽ tự tại, mọi sự lý tự nhiên sẽ trở thành tự tại mà thôi. Đứng trước nhân ngã, thị phi bạn giữ được thân tâm tự tại? Đứng trước danh lợi phú quý chúng ta vẫn bảo trì được tâm an tĩnh, tự tại? Hoặc đứng trước sinh, lão, bệnh, tử, liệu chúng ta có giữ vững được tâm thái an nhiên tự tại?

Trong cuộc sống nếu tâm trí chúng ta không thương tồn an tĩnh, tự tại, thì cho dù sự nghiệp có nhiều tiền của cũng chỉ là gia tăng thêm sự trói buộc mà thôi. Lại nữa nếu đứng trước 8 ngọn gió: tán dương ca tụng, hiềm khích, hủy báng, danh dự, lợi dưỡng, suy tàn khổ đau và khoái lạc độc hại kia lốc thổi mà tâm ta vẫn không bị lay động thì chúng ta đã thành tựu được đức hạnh tự tại.

Tượng Quan Âm Tự Tại bằng đá đẹp
Tượng Quan Âm Tự Tại bằng đá đẹp

Xem thêm: Ta Bà Tam Thánh gồm những ai? Ý nghĩa và cách thờ cúng tượng Ta Bà Tam Thánh

Hình ảnh Quán Tự Tại Bồ Tát

Quán Tự Tại Bồ tát là Đẳng giác Bồ tát, không một nơi khổ đau, u tối nào mà ánh sáng từ bi của Ngài không soi thấu. Cũng theo Bát Nhã Ba La Mật Kinh thì Quán Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân, sau lại có thêm 33 hóa thân khác dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo pha trộn với tín ngưỡng dân gian tạo thành. Các hình tượng thường gặp của Quán Thế Âm Bồ tát có thể kể đến như:

  • Tay cầm hoa sen hồng nên Ngài cũng có tên gọi Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen) hoặc có khi cầm một bình nước cam lộ và một nhành liễu
  • Quán Âm Bồ tát cũng thường được mô tả ở hình tượng ngàn tay ngàn mắt, số tay biểu hiện cho khả năng cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh của Ngài.
  • Đôi khi Ngài cũng được trình bày ở dạng Sư Tử Hống Quán Tự Tại. Lúc này, Ngài là một Dược Sư với hai mắt nhìn bệnh nhân, mắt chính giữa thì tập trung chuẩn bệnh. Hai bảo vật hai bên là bình sắc thuốc và đao trừ tà là những dụng cụ hữu hiệu của một dược sư.
  • Tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Ngài được trình bày dưới dạng thân nữ gọi là Bạch Y Hành Giả, tức là vị nữ hành giả mặc trang phục màu trắng.

Thông thường, tôn tượng của các vị chư Phật, Bồ tát bao giờ cũng được khắc họa, mô tả theo hình tượng mà các Ngài thể hiện. Khác với các tôn tượng Phật Bà Quan Âm thông thường, tôn tượng Quán Tự Tại Bồ tát được thể hiện ở tâm thế tự tại trong lúc tu hành của Ngài. Sự tự tại này được thể hiện qua dáng ngồi, dáng đứng, qua khuôn mặt và cách Ngài nhìn cảnh vật xung quanh.

Hình ảnh Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá đẹp
Hình ảnh Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá đẹp

Xem thêm: Phật Di Lặc là ai? Tiểu sử và ý nghĩa của Phật Di Lặc

Ý nghĩa thờ Phật Quan Âm Tự Tại

Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát bao giờ cũng tạc theo hình tượng biểu diễn của các Ngài. Do vậy, khác với hình tượng Phật Bà Quan Âm thông thường, hình tượng Quán Tự Tại Bồ Tát là thể hiện được tâm thế tự tại lúc tu hành của Bồ Tát. Sự tự tại này thể hiện qua khuôn mặt,  dáng ngồi, dáng đứng, các cảnh vật xung quanh.

Khi nhìn vào tượng Quán Âm Tự Tại, ai ai cũng có thể cảm nhận được sự ung dung, tự do tự tại và hết sức nhẹ nhàng của Ngài. Nhìn vào đó, người tu hành cũng cảm ngộ được sự tự tại khi tu hành theo hạnh nguyện của Bồ Tát. Khi chúng ta thờ tượng Quán Âm Tự Tại, chính là chúng ta mang đến một biểu pháp vô cùng tốt đối với người chiêm bái tượng của Ngài, cũng như luôn nhắc nhở chúng ta tu hành. Khi chiêm bái tượng của Ngài, chúng ta phải luôn tự phản tỉnh trong cuộc sống phải tu hành như thế nào? Là phải luôn luôn quan sát, luôn luôn soi vào chính mình, như trong Bát Nhã Tâm Kinh nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Chính là trong cuộc sống hàng ngày, việc đầu tiên mà một người tu hành cần làm là không nhìn lỗi thế gian, không chấp trước lỗi thế gian. Mà là tự soi chiếu vào bản thân mình, xem lỗi mình ở đâu và sửa đổi.

Lâu dần sẽ đạt được trình độ “ngũ uẩn giai không” – khi đó, thực sự cuộc sống sẽ có được sự tự tại, như Kinh nói “độ nhất thiết khổ ách”. Hiểu được ý nghĩa của tượng Quán Tự Tại rồi thì chúng ta thờ phụng Ngài sẽ rất có ý nghĩa.

Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá xanh
Tượng Quán Tự Tại Bồ Tát bằng đá xanh