0965 924 665

Tiểu sử Phật Thích Ca Mâu Ni – Câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là gì?

đức phật thích ca mâu ni

Hôm nay tuongdaphatgiao.com sẽ nói về tiểu sử Phật Thích Ca. Ngài còn được biết đến với cái tên khác là Phật Tổ. Câu niệm Bổn Sư Thích Ca có ý nghĩa như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Theo lịch sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên Trái Đất này, là vị Phật lịch sử và đã sáng lập ra Phật Giáo. Tuy nhiên, có nhiều Phật tử chưa hiểu hết về tiểu sử của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như không rõ vì sao Ngài lại có nhiều pháp danh như vậy. Điều này dẫn đến việc có sự nhầm lẫn giữa Ngài với các vị Phật khác trong Phật giáo.

Nhiều người không biết rằng Phật Thích Ca mà họ đang nhắc đến chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Người Việt Nam chúng ta vẫn quen gọi Ngài với những cái tên như: Phật Tổ, Phật Như Lai, Phật Tổ Như Lai, Tất Đạt Đa Cồ Đàm,…

Tìm hiểu thêm: Ta Bà Tham Thánh gồm những vị phật nào?

Phật thích ca
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái Tử Tất Đạt Đa – Người có xuất thân cao quý nhất triều đại. Sinh ra tại tiểu vương quốc Shakya (Thích – Ca) – ngày nay thuộc Ấn Độ. Ngài đã tự giác ngộ chân lý của bản thân, thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đồng thời đã truyền bá những triết lý ấy cho con người ở trần gian để họ thoát khỏi khổ đau.

Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca luôn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, và dù trải qua thời gian, bài giảng về cuộc đời và giới luật thì đã giảng giải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni được khắc hoạ theo phong cách tuỳ theo văn hoá  và phong cách của đất nước du nhập Phật Giáo. Ví như là ở Việt Nam thì Ngài được khắc hoạ đậm chất Á Đông đó là khuôn mặt hiền từ, khoác lên người bộ quần áo hơi sặc sỡ. Còn ở Thái Lan, Miến Điện thì Đức Phật lại vô cùng giản dị, Ngài chỉ mặc áo 3 y, chân trần khất thực.

Tìm hiểu thêm: Phật Di Lặc là ai

Tiểu sử Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật ra đời

Tại Vương Quốc Ca Tỳ La Vệ (nay thuộc Nepal) vào thế kỷ thứ VI TCN. Một hôm, hoàng hậu Ma Da (vợ của đức vua Tịnh Phạn – Suddodana) khi ấy sắp sinh đứa con đầu lòng đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà. Từ ấy một con voi trắng rất lớn, đến từ ngọn núi vàng dâng lên cho bà một bông sen trắng.

Khi tỉnh giấc hoàng hậu Ma Da đã kể với Đức Vua và ông đã triệu tập các nhà hiền triết. Tất cả họ đều cho rằng đây là một điềm lành báo hiệu rằng đứa bé sắp sinh sẽ là một vĩ nhân.

Vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni.

 

Vua cha Tịnh Phạn vui mừng bèn triệu tập các vị thánh giả, đạo sư để xem tướng và cầu phúc cho con trai của mình.

Một hôm nọ, có vị đạo sư tên là A Tư Đà đến từ Hy Mã Lạp Sơn xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. Ngài A Tư Đà xem xong bật khóc. Vua Tịnh Phạn hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng:

“Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của Ngài”.

Lớn lên với sự thông minh và sức mạnh phi thường của mình. Năm 12 tuổi Ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Đến năm 13 tuổi ngày được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong một lần trong một cuộc thi bắn cung, Ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn phò mã. Ngài đã kết hôn với công chúa Da Du Đà La lúc Ngài được 16 tuổi.

Bước ngoặt thay đổi cuộc đời Ngài

Sự nhận thức

Một ngày khi đi dạo bốn cửa thành, Ngài đã nhìn thấy 4 hình ảnh đó là: một người già yếu; một người bệnh tật; một xác chết và một vị tu sĩ. Ngài nhận ra một điều là con người ta được sinh ra rồi già đi. Và rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.

Ngài quay về cung, nhìn thấy các cung nữ say sưa, thân thể lõa lồ nằm ngổn ngang trong phòng khiến Ngài cảm thấy sự ô uế của con người.

Quyết định lên đường

Qua bao nhiêu sự việc, Ngài quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Ngài đến phòng của mình, ghé cửa nhìn vào người vợ yêu dấu Da Du Đà La và đứa con thơ La Hầu La lần cuối trước khi lên đường.

Thế rồi Ngài đã cưỡi con ngựa Kiền Trắc cùng với người nô bộc của mình là Xa Nặc bỏ lại kinh thành ra đi vào giữa đêm khuya.

Khi đến bờ sông Anoma, Ngài đã cắt tóc, trao lại ngựa, tháo bỏ tất cả trang sức quần áo đưa cho Xa Nặc và kêu Xa Nặc trở về. Khi đó Ngài được 29 tuổi.

Quá trình giác ngộ

Sau khi đã thọ giáo hết với 2 vị thầy đầu tiên là Alara KalamaUddaka Ramaputta, Ngài đã đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như.

Sau 6 năm tu ép xác, thân thể Ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết. Đến khi Ngài nghe được tiếng đàn của đấng Phạm Thiên Indra, Ngài liên tưởng đến loại dây đàn không quá căng cũng không quá chùng nên Ngài đã phát hiện ra con đường trung dung – Trung Đạo. Ngài đã ăn uống bình thường trở lại. Điều này khiến cho 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng và đã bỏ Ngài để ra đi tìm nơi khác tiếp tục ép xác tu hành.

Sau khi thọ thực xong, Ngài đã đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên và thề nguyện sẽ đạt được giác ngộ rốt ráo. Chiếc bát đã trôi ngược theo dòng nước. Sau đó Ngài băng qua dòng nước và được anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm). Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi dưới gốc cây Bồ Đề mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.”

Phật thích ca
quá trình tu hành của đức phật

Khi Ngài đang ngồi thiền thì bất chợt có một cơn mưa trái mùa rất lớn. Thần rắn Naga liền bò ra khỏi hang, quấn mình quanh chỗ ngồi của Ngài 7 vòng để nâng Ngài lên và dùng đầu của mình để che mưa cho Ngài.

Ngài đã ngồi quán tưởng các duyên khởi, nhìn thấy được các kiếp trước của mình, của chúng sanh, sự hình thành và hủy diệt của thế giới, của nhiều thế giới.

Ma vương Vasavatti và đoàn tùy tùng đã đến để quấy nhiễu Ngài. Một vị nữ thần từ trong lòng đất đã đánh bại ma vương để hộ pháp cho Ngài. Nhờ tu tập pháp độ trong nhiều kiếp nên Ngài đã nhiếp phục ma vương một cách dễ dàng. Cuối cùng ma vương cũng bị khuất phục và thành tâm đảnh lễ với Ngài.

Trở thành một vị Phật

Vào buổi bình minh trăng tròn tháng 4 năm 588 TCN, Ngài đã hoàn toàn giác ngộ trở thành một đấng chánh đẳng, chánh giác, một vị Phật.

Phật thích ca
Đức Phật tu luyện để giác ngộ

Thích Ca Mâu Ni – vị phật đầu tiên

Thích Ca Mâu Ni chính là vị Phật đầu tiên. Ngài là vị Phật có thật trong lịch sử. Ngài chính là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Hoàng tử ra đời vào năm 624 TCN. Sau khi thấu rõ những cảnh đời “sinh lão bệnh tử” cũng như sự thanh thản của các vị tu sĩ, Ngài đã quyết tâm bước vào con đường tu hành, trải qua muôn sự khó khăn, thử thách và đạt thành chính đạo, trở thành vị Phật đầu tiên đặt mầm móng cho Phật Giáo trở về sau.

Tìm hiểu thêm: Tiểu sử Phật A Di Đà

Phật tổ có phải là phật Thích Ca không?

Phật Như Lai chính là một biệt hiệu khác của Phật Thích Ca

Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. Như hay còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái chân lý tuyệt đối, chân tướng của sự thật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Lai” còn có nghĩa là đến.

Phật thích ca
phật tổ như lai – một trong những pháp danh của phật thích ca

“Như Lai” là chỉ những người đến bằng con đường chân thực, những người đã thấu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ Như Lai nếu dùng trong phạm vi hẹp thì là một tôn hiệu riêng của đức Phật Thích Ca, nhưng xét rộng ra thì còn được dùng để chỉ tất cả các vị Phật khác nhau như Phật A Di Đà Như Lai, Phật Dược Sư Như Lai…

Đức Thế Tôn – tên gọi khác của Ngài

Đức Thế Tôn lại là một tôn hiệu khác của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thế Tôn là từ mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả, đức cao vọng trọng. Các Tăng sĩ cũng như tín đồ Phật giáo sau này cùng dùng cái tên Thế Tôn khi gọi Đức Thích Ca Mâu Ni như một cách bày tỏ lòng cung kính.

Chúng ta vẫn thường nghe “Bạch Thế Tôn…” vô cùng tôn kính. Phật Thích Ca là nhân vật có đức hạnh vẹn toàn, công đức vô lượng, là thầy của mười phương ba cõi, há còn lý do gì mà không phải là Thế Tôn?

Ý nghĩa câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là gì?

Đối với những Phật Tử khi đã thực hành quy y cửa Phật đều cần phải hiểu được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính là bậc thầy gốc của Phật. Ngài là một bậc giác ngộ đã thấu hiểu được rõ chân lý của vạn pháp, thị hiện trong hình tướng của loài người. Ngài đã đi vào Cõi Sa Bà để khai sáng về Ánh Đạo Vàng cho nhân gian.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trong câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thì:

Hai chữ “nam mô” có các nghĩa sau: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã,

Chữ Bổn có nghĩa là gốc, là thầy. Như vậy Bổn Sư mang ý nghĩa là Bậc Thầy Gốc. Câu niệm này có ý chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh tại cõi Sa Bà.

Thích Ca Mâu Ni trong tiếng Ấn Độ sau khi được dịch sang tiếng Trung Quốc thì tên của Ngài có nghĩa là Năng nhânTịch mặc.

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật

Ý nghĩa của câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật dù đã rất quen thuộc với chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu hết được về ý nghĩa của câu niệm này để niệm cho đúng.  Dưới đây mình có đưa ra cho các bạn một số ý nghĩa của câu niệm này. Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Niệm năng nhân

Niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là đang niệm tên Phật Thích Ca và có nghĩa là Năng Nhân.

Theo từ điển, Năng ý chỉ năng lực và sức mạnh, Nhân có nghĩa là nhân đức. Năng nhân mang ý nghĩa thể hiện cho sức mạnh của lòng từ bi. Sức mạnh này đã phát triển thành một sức mạnh mãnh liệt, vĩ đại giúp cho Phật cứu khổ được chúng sanh một cách vô ngã.

Với Phật Thích Ca Mâu Ni, tình thương mà Ngài đã dành để cứu khổ cho chúng sinh đã là tình thương bình đẳng. Tình thương này sẽ trở thành sức mạnh và chuyển hóa mọi khổ đau của chúng sinh để giúp cho chúng sinh được được giác ngộ.

Niệm tịch mặc

Tịch mặc ở đây muốn ám chỉ là trí tuệ. Tịch có nghĩa là trí tuệ thấu đáo được ngoại cảnh. Mặc ý chỉ có trí tuệ nhằm giúp đối diện với chính nội tâm của bản thân. Cuộc sống có xảy ra những thành bại, thịnh suy hay vinh nhục đều không làm cho Đức Phật bị lay động.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nói tóm lại niệm Nam Mô Bổn Sư Ca Thích Mâu Ni Phật chính là đang niệm theo lời Đức Phật dạy về nhân từ, dạy dỗ chúng ta khi đối đãi với người khác phải có lòng yêu thương, phải mang tâm từ bi, đại từ đại bi đối đãi hết thảy các chúng sanh. Nếu là một Phật Tử thì hãy sống và đừng quên những lời mà Ngài đã dạy.

Niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật có lợi gì?

Nếu chúng ta thành tâm niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ đem lại nhiều lợi ích như sau:

  • Hướng con người ta suy nghĩ tới những điều tốt lành và đức hạnh của vị Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ đó dựa vào đây để có thể học tập, noi theo và biết cách sửa đổi bản thân sao cho tâm tính ngày một được tốt hơn.
  • Giúp cho tâm hồn mỗi người luôn trong sáng, có thể loại bỏ đi được sự độc ác, tham vọng để phát triển những điều thiện lành và quên đi mọi khổ ải trong cuộc sống. Nhờ vậy sẽ mang tới một cuộc sống an vui, mang nhiều thiện nghiệp tới cho bản thân và gia đình.
  • Hướng đến một đời sống cao đẹp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Luôn có tâm thanh tịnh, giảm được mọi tạp nhiễm và những phiền não từ đó sẽ dần được tan biến, giúp làm tăng công đức từ tâm của người niệm.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong niệm hương cúng Phật

Dâng hương cúng Phật hoặc cúng trà, quả, trái chăng là điều rất tốt. Bởi đây chính là một phần của lễ nghi với mục đích nhằm thể hiện tấm lòng của mình đối với Tam Bảo.

Trong khi cúng, các phật tử muốn niệm Vị Phật hoặc Bồ Tát nào cũng được. Tuy nhiên phần lớn mọi người nên niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước, tức là Phật tử niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bởi Phật Thích Ca Mâu Ni chính là một vị giáo chủ của cõi Ta Bà này. Cũng nhờ có Ngài mà chúng sanh mới có thể biết được về những vị chư Phật cùng các vị Bồ Tát khác. Đồng thời cũng nhờ vào việc học hỏi các giáo lý của Ngài mà mỗi chúng ta mới nắm được con đường tu hành để thoát ra khỏi khổ đau. Vì vậy mỗi người nên ghi nhớ thật kỹ về công ơn to lớn này của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chính vì điều này nên trong cuộc sống và trong công việc chúng ta nên niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trước. Nó sẽ giúp cho Ngài chứng minh gia hộ đối với những việc mà mọi người đã làm.

Tuy nhiên với những Phật Tử nào nếu cảm thấy mình có duyên với vị Phật hoặc vị Bồ Tát nào thì cũng có thể niệm danh hiệu của các vị Phật, vị Bồ Tát đó. Chắc chắn sẽ không có một vị Phật nào quở trách các Phật tử.

Sự màu nhiệm công đức của niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sự màu nhiệm công đức của niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni còn mang tới công năng giúp sám hối và có thể nhận ra được những lỗi lầm mà bản thân đã gây ra để có thể cố gắng sửa đổi và hoàn thiện hơn bản thân từng ngày.

Người niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni còn mang một tâm hồn trong sáng, họ rất hòa đồng, nhân ái và luôn hướng đến những việc tốt, việc thiện lành. Nhờ vào đó để tích góp về các công đức và hồi hướng cho người thân của mình sau này.

Xét theo góc độ khoa học, việc niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nói riêng và niệm Phật nói chung sẽ giúp cho tâm trí ta luôn ghi nhận và tiếp thu được thêm nhiều thông tin hữu ích.

Có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày, não bộ và tâm trí của mỗi người sẽ hoạt động một cách liên tục và luôn luôn phải suy nghĩ. Chắc chắn sẽ có những lúc nó bị làm việc quá tải. Việc niệm Phật Thích Ca Mâu Ni dưới góc độ của khoa học sẽ giúp ích cho não bộ có thời gian nghỉ ngơi.

Một khi đã nhất tâm niệm Phật thì đầu óc sẽ luôn được thư giãn, việc thư giãn này diễn ra vô thức có thể chúng ta không nhận ra được. Đồng thời cũng nhờ vào việc luôn ghi nhớ về lời Phật dạy sẽ giúp mỗi người có thể điềm tĩnh hơn mỗi ngày và tránh xa được những việc tiêu cực.

Niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni như thế nào là đúng?

Sau khi tìm hiểu được về ý nghĩa của câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chắc chắn sẽ có nhiều Phật tử nhận ra rằng vai trò của việc niệm Phật đối với cuộc sống. Tuy nhiên để niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đúng cách và hiệu quả thì chúng ta phải coi đây như một lời nhắc nhở về bản thân chính là con của Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hàng ngày

Mọi suy nghĩ và hành động cần phải tuân theo những lời mà Phật đã dạy. Đồng thời cách niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đúng và hiệu quả đó là:

  • Nên lựa chọn một khung giờ để niệm. Bạn có thể niệm Phật khi chuẩn bị đi ngủ, niệm Phật vào lúc sáng sớm hay một thời điểm nào thích hợp nhất trong ngày…
  • Cần phải rũ bỏ mọi ưu phiền trước khi niệm Phật. Chỉ tập trung vào việc niệm Phật và không suy nghĩ lan man tới những việc làm khác.
  • Trong khi niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nên tập trung vào hơi thở của mình. Bạn hãy hít thở sâu bằng mũi và thở ra đều bằng miệng. Mắt từ từ nhắm lại và dùng ý niệm để đọc thầm câu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
  • Bất cứ khi nào cũng có thể niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong miệng hoặc trong đầu.
  • Chăm chỉ nghiền nghẫm về giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni và lấy đó để làm nền tảng cho sự phát triển của tư duy và trí tuệ.
  • Phát tâm bồ đề đến với nhiều người, hướng dẫn cho mọi người xung quanh có thể đi theo con đường chân chính để giúp hưởng được hạnh phúc dài lâu nhất.

Lúc mới đầu niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thì rất dễ động tâm, bởi lúc này trong tâm trí của mỗi người thường suy nghĩ nhiều và lo lắng về rất nhiều điều. Cứ như vậy mọi phiền não sẽ trở nên chồng chất và bản thân không có được sự nghỉ ngơi.

Do đó, mỗi Phật tử cần tập trung thật kỹ vào từng nhịp thở. Đây là một cách rất tốt để giúp niệm Phật được đạt hiệu quả cao. Bởi nó sẽ giúp kiểm soát tốt về mặt tâm lý và mang tới một tâm hồn thanh thản, thoải mái nhất.

Ý nghĩa thờ tượng Phật Thích Ca

Khi đến bất cứ một ngôi chùa, một ngôi đền nào bạn đều có thể dễ dàng thấy ít nhất một bức tượng của Đức Phật Thích Ca. Hiện nay, rất nhiều gia đình, nhiều doanh nghiệp thờ tượng của Ngài để cầu bình an, may mắn. Việc thờ tượng Phật Thích Ca đang trở nên phổ biến rộng rãi.

Phật thích ca
Việc thờ tượng Phật Thích Ca trở nên phổ biến

Vậy tại sao việc thờ tượng phật Thích Ca lại trở nên phổ biến như vậy? Không khó để giải thích việc này. Đơn giản vì Phật Thích Ca là một trong những vị Phật quyền năng và việc thờ Ngài giúp đem lại rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Dưới đây là một số ý nghĩa của việc thờ tượng Thích Ca Mâu Ni Phật mà chúng mình tham khảo được. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đức Phật sẽ giúp con người thoát khỏi những tai họa, buồn đau. Tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni ngồi trên đài sen thể hiện cho sự thanh tịnh và giải thoát một cách tốt nhất.

Đôi mắt của Ngài thường đăm chiêu nhìn xuống để biểu thị cho sự quan sát nội tâm, tĩnh lặng để quan sát mọi vật xung quanh. Hình ảnh thể hiện cho sự giác ngộ, nhận ra những chân lý trong cuộc sống.

Tượng Phật Thích Ca ngồi lên những tia hào quang chiếu sáng để thể hiện việc luôn sáng suốt, sáng soi mọi người, mọi vật trên thế gian.

Có thể bạn quan tâm: Tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá

Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây <3. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về một trong những vị Phật nổi tiếng – Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ đó có thể thay đổi bản thân, thành tâm, nghe theo những bài giảng của Ngài để có cuộc sống tốt lành, an nhiên.