0965 924 665

Biểu tượng của Phật giáo là gì – Ý nghĩa của biểu tượng Phật giáo

bieu tuong cua phat giao

Cũng giống như những tổ chức tín ngưỡng khác, Phật Giáo cũng có những biểu tượng riêng làm đại diện cho một ý nghĩa nào đó. Vậy biểu tượng của Phật Giáo là gì Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về biểu tượng Phật Giáo và ý nghĩa của nó trong Phật Giáo nhé

Biểu tượng của Phật giáo là gì?

Biểu tượng của Phật giáo là hình ảnh Bánh Xe Giáo Pháp có tám thanh căm (tay quay) biểu tượng cho Con đường Tám Phần (Bát Chánh Đạo) trong đạo Phật, là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.

Biểu tượng này được gọi trong tiếng Pali gọi là: “Dhamma-cakka”, có nghĩa là “Bánh Xe Giáo Pháp”, và biểu tượng này cũng được làm dấu ấn trong các văn bản của Hội Phật Giáo Thế Giới.

Bát chánh đạo gồm có: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Vì trong Tứ diệu đế ( Khổ, Tập, Diệt, Đạo), thì Bát chánh đạo thuộc về Đạo đế. Đạo đế gồm có 37 phần hay phẩm, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo.

Bánh xe pháp luân biểu tượng của Phật Giáo
Bánh xe pháp luân biểu tượng của Phật Giáo

Xem thêm: Tây phương cực lạc có thật không? Vãng sanh cực lạc là gì?

Nguồn gốc của bánh xe Giáo Pháp

Mặc dù Bánh xe Pháp gắn liền với Phật Giáo và Ấn Độ Giáo, tuy nhiên nó có thể đã xuất hiện trước đó. Với lần ghi nhận đầu tiên là trong nền văn minh thung lũng Indus. Nó có thể tượng trưng cho mặt trời trong giai đoạn này.

Trong Ấn Độ Giáo, bánh xe Pháp luân cũng được nhìn thấy trong thần Mitra, người được coi là con mắt của thế giới. Vì vậy bánh xe Pháp còn được gắn với mặt trời như ý nghĩa là ánh sáng và tri thức giúp người ta tìm ra chân lý của cuộc đời.

Trong những ghi chép lịch sử, người ta tìm thấy di chỉ lâu đời nhất của bánh xe Pháp được tìm thấy trên những cây cột được dựng bởi Ashoka Đại Đế (304-232 TCN).  Ông là một vị hoàng đế cai trị phần lớn lãnh thổ Ấn Độ thời đó. Ashoka Đại Đế còn được biết là một người sùng bái đạo Phật giáo và khuyến khích truyền bá Phật giáo nhưng ông không có ép buộc người thần dân của mình.

Ashoka Đại Đế đã dựng lên những cột đá khổng lồ trên khắp vương quốc của mình, nhiều trong số đó vẫn còn. Các trụ cột chứa những sắc lệnh, một số trong đó khuyến khích mọi người thực hành đạo đức Phật Giáo và bất bạo động. Thường sẽ ịt nhất một con sư tử trên đỉnh mỗi cây cột, đại diện cho sự cai trị của Ashoka. Các trụ cột cũng được trang trí bằng bánh xe Pháp.

Trong Phật Giáo bánh xe luân được gọi là đại diện cho những lời dạy và đạo đức của Đức Phật. Bánh xe luân còn có thể được xem là đại diện cho Tứ Diện Đế của Phật Giá, Bát chánh đạo cần phải tuân theo để đạt đến Giáo Ngộ hay duyên khởi,trong đó tất cả các pháp đều phụ thuộc vào các pháp khác. Trong nghệ thuật Phật Giáo, bánh xe pháp thường được dùng để tượng trưng cho chính Đức Phật.

Biểu tượng của Phật Giáo
Biểu tượng của Phật Giáo

Xem thêm: Tịnh độ là gì? Các cõi tịnh độ. Ý nghĩa của “Siêu sinh tịnh độ”

Ý nghĩa của biểu tượng Phật Giáo

Trong 37 phẩm trợ đạo gồm có: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần và Bát chánh đạo phần. Trong 37 phẩm trợ đạo này, thì Bát chánh đạo là quan trọng hơn cả. Vì đó là tám con đường đưa chúng sanh đến chỗ giác ngộ giải thoát. Nói cách khác, đó là 8 phương pháp diệt khổ để đạt được Niết bàn an lạc (Diệt đế). Do đó, để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến tám con đường quan trọng này, nên người ta dùng bánh xe có 8 căm để biểu trưng cho ý nghĩa chuyển pháp luân vậy.

Bánh xe Giáo Pháp gồm có 8 căm tượng trưng cho 8 con đường giúp chúng ta giác ngộ cụ thể là:

Trí Tuệ (panna)

(1) Hiểu biết đúng đắn (chánh kiến)

(2) Suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy)

Giới Hạnh Đạo Đức (sila)

(3) Lời nói, ngôn từ đúng đắn (chánh ngữ)

(4) Hành động đúng đắn (chánh nghiệp)

(5) Nghề nghiệp, việc làm đúng đắn (chánh mạng)

Tu dưỡng Tâm hay Thiền tập (bhavana)

(6) Nỗ lực đúng đắn (chánh tinh tấn)

(7) Chú tâm, quán chiếu, quán niệm đúng đắn (chánh niệm)

(8) Tập trung tâm, định tâm, làm tâm an định một cách đúng đắn (chánh định).

Bánh xe Pháp chuyển động không ngừng, giáo lý của Đức Phật phát triển không ngừng, hợp thời, hợp cơ, hợp lý, nhưng công năng vẫn là di chuyển, đưa chúng sanh từ tối đến sáng, từ khổ đến vui, từ thấp lên cao, từ vô minh đến Giác Ngộ, từ địa ngục tới Niết-Bàn. Bánh xe Pháp lan tới đâu thì cỏ gai, sỏi đá bị nghiền nát tới đó, mê lầm phiền não cũng bị dẹp tan. Bánh xe Pháp chỉ tiến thẳng lên phía trước, không bao giờ thoái lui.

Nhờ thực hành “Bát Chánh Đạo” mà chúng sanh tiến về nẻo Giác, cũng như nhờ bánh xe mà người lữ hành di chuyển tới mục đích. Bánh xe Pháp đưa chúng sanh ra khỏi luân hồi, thoát cảnh trầm luân, nếu hiểu là bánh xe luân hồi thì không đúng với ý nghĩa cao siêu vượt bực của Phật Pháp, có công năng nhiệm mầu cứu độ chúng sanh.

Xem thêm: Thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát có tốt không?