0965 924 665

Tịnh độ là gì? Các cõi tịnh độ. Ý nghĩa của “Siêu sinh tịnh độ”

tịnh độ

Cõi tịnh độ là gì? Ý nghĩa của cụm từ “Siêu sinh tịnh độ”

Tịnh độ là gì?

Tịnh độ nguyên nghĩa Phạn ngữ là Phật độ, cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ. Tương ứng với bốn phương có bốn vị phật khác nhau:

  • Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc của Phật A Di Đà ở phương Tây.
  • Tịnh độ phía Đông là cõi Phật Dược Sư có tên là Tịnh Lưu Ly. Có khi Tịnh độ đó được gọi là Điều hỉ quốc của Phật Bất Động. 
  • Phía Nam là Tịnh độ của Phật Bảo Sinh.
  • Phía Bắc là Tịnh độ của Phật Cổ Âm.

Vị Phật tương lai Di lặc, là vị đang giáo hoá ở cõi Đâu-suất, sẽ tạo một Tịnh độ mới. Nhưng được sanh về Tịnh độ rất khó. Sách xưa có câu: Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh.

tịnh độ
cõi tịnh độ – thế giới tươi đẹp

Tìm hiểu thêm: Tây Phương Cực Lạc có thật không?

Tịnh độ được xem là “hoá thân” của thế giới mới tốt đẹp hơn, là cõi của người tu hành muốn được tái sinh. Muốn đạt được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện nghiệp, công đức phước báu mà còn phải nguyện cầu các đức Phật của các cõi đó cứu độ được tái sinh.

Trong nhân gian, người ta thường hiểu Tịnh độ là một nơi có vị trí địa lý nhất định, nhưng thật ra Tịnh độ là một dạng của tâm thức giác ngộ vì thế giới vốn là ảo kể cả Ta Bà, sẽ không bị ô nhiễm và các phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc chỉ có tính chất hình tượng.

Nên nhớ là trong Đạo Phật, Tịnh độ chưa phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập – chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết-bàn (trừ phi có hạnh nguyện riêng trên con đường Bồ tát muốn đến các cõi khác để cứu độ).

Trong tinh thần Đại thừa, Đức Phật đặc biệt nói nhưng những bộ Kinh cứu cánh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn, ý chỉ nêu rõ “Những cõi nước do Đức Phật biến hóa, để làm phương tiện để an ủi chúng sanh những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản đều gọi đó là cõi Phương tiện, Hóa thành. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới là mới gọi là Bảo Sở“.

Như vậy cõi Tịnh độ chưa được xem là cõi cuối cùng, cho nên cõi Tinh độ là cõi Phương tiện.

Có thể bạn quan tâm: Ta Bà Tam Thánh gồm những vị phật nào?

Sự ra đời của pháp môn tịnh độ

Nguồn gốc tư tưởng của Tịnh Độ xuất phát từ thời nguyên thủy – tức ngay từ thời Đức Phật còn tại thế. Nhưng hình thành rõ nét thể hiện trong kinh điển Đại thừa bắt đầu từ trong kinh Hoa Nghiêm rồi sau là kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Tuy nhiên trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, tư tưởng Tịnh Độ không bộc lộ rạng rỡ nhưng lại ăn sâu vào trong tâm khảm của giới tu tại gia. Trong khi đó giới xuất gia lại chú trọng đến giải thoát sinh tử, đạt đến Niết Bàn. Do đó tư tưởng Tịnh Độ vào thời kỳ này bị lu mờ, nên trong kinh điển Tiểu thừa ít nói đến pháp môn Tịnh Độ.

Trong hệ thống kinh Bát Nhã Đại thừa, ta thấy kinh Hoa Nghiêm có nói đến Thiện Tài Đồng Tử đi về phương nam tham học thầy Tỳ kheo Công Đức Vân, có nói rõ việc niệm Phật tam muội và thấy Phật. Trong phẩm Nhập pháp giới của kinh Hoa Nghiêm có nói:

Bồ tát Quang Minh dùng chính định tam muội quán sát thấy tất cả chư Phật và quyến thuộc của Ngài ở cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh đạt được hư không đẳng niệm Phật Tam muội môn, thấy thân Như Lai chiếu khắp pháp giới”. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Dược vương Bồ tát có nói: “Nếu có người phụ nữ nào nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nghe xong phát tâm tu hành, sau khi mạng chung liền vãng sinh về thế giới của Đức Phật A Di Đà, có các vị Đại Bồ tát vây quanh nơi đó.”

Pháp môn Tịnh Độ chủ trương niệm Phật, quán tưởng Đức Phật A Di Đà và sự thù thắng, trang nghiêm của cõi Cực lạc Tịnh Độ, bằng tự lực với Tín, Nguyện, Hạnh tương ứng bản nguyện của Đức Phật A Di Đà. Hành giả còn phải nương nhờ Phật lực để vãng sinh về Cực lạc trong trạng thái nhất tâm bất loạn. Tịnh Độ tông không phải là một pháp môn chỉ có tín ngưỡng Tịnh Độ Cực lạc và Đức Phật A Di Đà, không phải chỉ có niềm tin, mà đó là pháp môn chủ trương con đường tu tập Giới, Định, Tuệ mà chủ yếu là Giới Định.

Do nhờ công phu tinh tấn niệm Phật mà thành tựu Định đạt đến nhất tâm bất loạn, niệm Phật tam muội. Nhờ thọ trì Tam quy, Ngũ giới, hành Thập thiện và tu tạo các công đức phúc lành (trong đó có hộ trì Tam bảo, hoằng dương chính pháp, từ thiện, bố thí, phóng sinh v.v..) mà thành tựu được Giới.

Các cõi tịnh độ

Thông thường khi nói đến tịnh độ (Quốc độ thanh tịnh) các phật tử thường nghĩ đến cảnh giới Tây phương Tịnh Độ, nơi có Đức Phật A Di Đà và chư Thánh chúng. Nhưng theo Phật giáo Đại thừa thì có mười phương tịnh độ và mười phương chư Phật. Tuy nhiên trong các kinh điển thường đề cập đến bốn cõi tịnh độ, đó là: Tịnh độ Di Lặc, Tịnh độ Dược Sư , Tịnh độ A Súc Phật và Tịnh độ A Di Đà. 

Tịnh là sạch, là thanh tịnh. Tịnh độ là nơi thanh tịnh, là cảnh giới an lạc không có phiền não, khổ đau. Kinh điển thường nói đến Tịnh độ với nhiều tên gọi khác nhau như Thanh tịnh quốc độ, Thanh tịnh Phật sát, Tịnh quốc, Tịnh thế giới hoặc là Phật quốc. Đó là trụ xứ của chư Phật và chư Bồ tát tiếp độ và giáo hóa chúng sinh.

Tùy theo công đức và nguyện lực đối với từng căn cơ của chúng sinh mà mỗi vị Phật có mỗi cõi nước khác nhau. Đó là nơi, là phương tiện giáo hóa của tất cả chư Phật. Điều đó có nghĩa rằng ngoài thế giới mà chúng ta đang sống còn có vô số thế giới khác. Có nhiều cõi tịnh độ khác nhau, nhưng thường hay nói đến bốn cõi tịnh độ chính là:

Di Lặc Tịnh Độ: 

Đó là cõi tịnh độ của Đức Phật Di Lặc, một vị Phật tương lai của thế giới loài người đang sống, hiện đang ở cõi trời Đâu Suất . Ngài Đạo sư Vô Trước, người sáng lập ra trường phái Duy thức học của Phật giáo đã viết những bộ luận nỗi tiếng như Du Già Sư Địa luận, Đại Thừa Trang Nghiêm luận, Phân Biệt Du Già luận và Kim Cương Bát Nhã luận. Tất cả những công đức và trí tuệ này mà Ngài viết được là do Ngài tiếp nhận được sự giáo hóa của Bồ tát Di Lặc.

Về sau có nhiều hành giả trong trường phái Duy Thức học phát nguyện sinh về cõi Đâu Suất Tịnh Độ. Đâu Suất Tịnh Độ thuộc tầng trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi dục. Nếu tu tất cả các thiện pháp và tùy nguyện mới sinh vào nội viện của cõi Đâu Suất, nếu không phát nguyện chỉ sinh vào ngoại viện như là một vị chư Thiên. Do từ đó mà tín ngưỡng Di Lặc tịnh độ xuất hiện.

di lặc tịnh độ
hình tượng phật di lặc

Tham khảo thêm: Tiểu sử phật Di Lặc

Dược Sư Tịnh Độ:

Đó là cõi tịnh độ của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Khi còn là Bồ Tát, Ngài đã phát mười hai lời nguyện để cứu khổ chúng sinh. Chúng sinh nào khổ đau, hoạn nạn, bệnh tật biết niệm danh hiệu của Ngài thì sẽ được tai qua nạn khỏi, đời sống an ổn. Do vậy, các Phật tử thường trì tụng kinh Dược Sư để cầu an, giải khổ là nghĩa đó. Nếu phát tâm bồ đề và có ý nguyện cầu vãng sinh thì sẽ được Ngài tiếp độ.

dược sư tịnh độ
hình tượng phật dược sư

A Súc Phật Tịnh Độ: 

Cõi tịnh độ này được đề cập trong kinh Duy Ma Cật, một bộ kinh quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Tịnh độ theo nghĩa này là pháp tu thực tiễn được các tông phái Phật giáo Đại thừa rất chú trọng. Tư tưởng Tịnh độ này tương ứng với tư tưởng Bát Nhã, đặc biệt là mang tinh thần nhập thế rất tích cực, đề cao việc hành Bồ tát hạnh và kiến lập Tịnh độ ngay tại tâm.

Kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh rằng thanh tịnh hóa thân tâm tức là tịnh độ cõi Phật. Cư sĩ Duy Ma Cật được xem là hiện thân của hành giả từ Quốc độ Diệu Hỷ đến cõi này tuyên dương chính pháp, hộ trì cho Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh.

a súc phật tịnh độ
a súc phật tịnh độ

Tây Phương Tịnh Độ: 

Còn được gọi là Cực lạc thế giới, An dưỡng, Lạc bang v.v…Kinh điển Đại Thừa thường tán thán cảnh giới thù thắng của Tây phương và công đức bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà là chính báo, cảnh Tây phương cực lạc là y báo. Nếu chúng sinh nào chuyên tâm niệm danh hiệu của Ngài, tu tập thiện pháp và quán tưởng cảnh giới Tây phương thì đến lúc lâm chung sẽ được vãng sinh về Tây phương Tịnh Độ.

Điều đáng chú ý là hành giả tu tịnh độ tin sâu vào tha lực của đức Phật và chư Bồ Tát. Lối tu này bao gồm cả tự lực và tha lực. Tự lực là tự mình y theo giáo pháp tu học để có đầy đủ phúc đức mới được vãng sinh. Trong kinh A Di Đà có dạy rằng không thể lấy chút ít căn lành và phúc đức mà được sinh về cõi Cực lạc được. Đức Phật khuyên chúng ta phải tự mình nỗ lực mới tiếp nhận được năng lực của Ngài. Niệm Phật còn có thể phát sinh công đức, tiêu trừ vọng nghiệp và thành tựu thiền định.

tây phương tịnh độ
tây phương tịnh độ

Siêu sinh tịnh độ nghĩa là gì?

Khi đề cập đến Tịnh độ thì có lẽ nhiều người đã nghe tới cụm từ “Siêu sinh tịnh độ“. Vậy Siêu sinh tịnh độ có ý nghĩa gì?

Quan niệm của Phật giáo cho rằng con người sau khi chết có thể được vãng sinh vào cõi Cực lạc. Theo sách Phật, tịnh độ là cõi trời trong sạch, tức chỉ cõi Phật. Tuy trong vũ trụ có nhiều cõi Phật, nhưng cõi Phật được sách Phật nói đến nhiều nhất là cõi Cực lạc phương Tây của đức Phật A Di Đà.

Ở Trung Quốc và Nhật Bản, một trong những tông phái Phật giáo thịnh hành nhất là tông phái Tịnh Độ, mà phép tu căn bản là niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, để cầu sau khi chết được vãng sinh về cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà

siêu sinh tịnh độ
siêu sinh tịnh độ

Cầu Siêu sinh tịnh độ tức là cầu vãng sinh về cõi Cực lạc. Ở Việt Nam, khi gia đình có người chết, người theo đạo Phật thường mời các nhà sư đến niệm Phật, tụng Kinh A Di Đà để cầu cho người chết được Siêu sinh tịnh độ